Khẩn cấp: Cha mẹ sửa ngay một lỗi sai nghiêm trọng, nếu không muốn con có một tuổi thơ bất hạnh, yếu kỹ năng giao tiếp

Trần Anh, Theo Trí thức trẻ 04:51 06/06/2022

Ngoài bảo vệ con trước các tác nhân bên ngoài gia đình, thì bậc cha mẹ cũng không nên lơ là các tác nhân gây hại cho con đến từ chính bên trong căn nhà, hay nói chính xác hơn là cách cha mẹ tương tác với con cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể chất của trẻ.

Gần đây, một người bạn đã khoe với tôi rằng: "Con gái tôi chuyện gì cũng chia sẻ với người làm mẹ như tôi".

Một cô bé 12 tuổi đang trong thời kỳ nổi loạn của tuổi trẻ nhưng kỳ diệu thay lại trở thành tri kỷ với mẹ mình. Bé không hề nói dối về giá cả những món đồ mình mua, thậm chí ra tiệm net chơi game xong còn dám về nhà báo lại cho gia đình, cùng bạn bè cúp tiết đi "thám hiểm" cũng nói với mẹ không sai một chữ nào.

Chính vì cô bé dám nói, nên cô ấy mới có cơ hội tìm hiểu sự tình thực sự là như thế nào, từ đó kiên nhẫn giao tiếp với con hơn. Cô ấy không tùy tiện trách mắng, do đó con gái cũng không chán ghét mà phản kháng. Ngược lại, nhờ vậy mà con cô còn rất tin tưởng cô, biết sai chịu sửa.

Tôi ngạc nhiên: "Làm thế nào mà cậu lấy được lòng tin của con mình?"

Cô ấy tự hào trả lời: "Đơn giản lắm, đừng trách mắng tùy tiện".

Cô ấy kể tôi nghe.

Rất lâu về trước, khi chồng cô thất nghiệp ở nhà một thời gian dài. Cô là một người nội trợ, không có thu nhập, đến một xu cũng phải chia ra làm hai để tiêu từ từ, bữa nào cũng nơm nớp lo sợ sẽ phải "hít gió" sống qua ngày.

Cả ngày trời, vợ chồng cứ không ưa nhau, cãi vã liên tục, ném mọi cảm xúc tiêu cực lên mình đối phương. Buổi tối, hai vợ chồng ngồi đối diện với nhau, mặt buồn rười rượi thở dài, chẳng ai chịu nhường một bước.

Có lần, cô con gái tám tuổi nói nhỏ vào tai cô: "Mẹ ơi, con lỡ làm mất 20 ngàn, mẹ nghĩ liệu con có thể tìm lại được không?"

Cô ấy cho rằng con gái mình đã lấy trộm tiền nên rất tức giận và đổ mọi sự bực tức của mình bấy lâu nay lên người đứa trẻ. Cuối cùng, để lại vài vết sẹo chói mắt trên bắp chân của cô bé.

Vừa mất tiền, vừa tủi thân, lại bị mẹ đánh, cô bé đã khóc suốt cả một buổi chiều.

Khẩn cấp: Cha mẹ sửa ngay một lỗi sai nghiêm trọng, nếu không muốn con có một tuổi thơ bất hạnh, yếu kỹ năng giao tiếp - Ảnh 1.

Mãi sau này, cô ấy mới biết rằng 20 ngàn đó là do con gái kiếm được từ việc bán ve chai. Cô bé thấy mẹ dạo này tâm trạng không tốt, nên muốn mua một món quà nhỏ làm cho mẹ vui nhưng không ngờ bản thân lại làm mất tiền, quà cũng chẳng mua được, còn bị mẹ đánh cho một trận. Khi biết sự thật, cô ấy rất hối hận, cô thầm hạ quyết tâm sau này dù con gái có làm sai điều gì thì cũng không bao giờ tùy tiện trách mắng con.

Cuộc sống vốn không dễ dàng, đừng vì thế mà trút giận lên con trẻ. Bạn tùy tiện đánh mắng chúng, sẽ để lại cho chúng một bóng ma tâm lý mà cả đời có lẽ chúng cũng không thể nào thoát ra.

Thay vì trách mắng trẻ, tốt hơn hết là nên lấy lòng tin của trẻ và giúp trẻ thiết lập các giá trị đúng đắn bằng lời nói và hành động của chính bản thân để trẻ noi theo.

Trong "Ngôn ngữ gia đình của Khổng Tử" có một câu chuyện:

Khi Khổng Tử và các đệ tử của ông chu du khắp các nước thì đã bị kẹt lại giữa hai nước Tần và Chu, mọi người đều đói và tuyệt vọng. Có một lần, Tử Cống lẻn ra ngoài mua một ít gạo mang về cho Nhan Hồi nấu.

Tất cả mọi người đều mệt mỏi, uể oải, khi cơm đã dậy mùi thơm, Tử Cống và Tử Lộ cùng nhau vào bếp để xem có cần giúp đỡ gì không, nhưng họ lại thấy một người trí thức uyên bác, phẩm đức cao thượng như Nhan Hồi đang lén ăn vụn một nắm cơm.

Tử Cống và Tử Lộ không thể tin được cảnh tượng trước mắt, họ không trực tiếp vạch trần mà chỉ lặng lẽ quay ra, kể lại cho Khổng Tử nghe. Với tư cách là một người thầy, Khổng Tử không trực tiếp trách mắng Nhan Hồi, mà ẩn ý nói: "Cách đây không lâu, ta nằm mơ thấy tổ tiên, tin rằng họ sẽ phù hộ cho chúng ta, vì vậy ta sẽ dùng cơm chín này cúng cho tổ tiên trước tiên".

Khẩn cấp: Cha mẹ sửa ngay một lỗi sai nghiêm trọng, nếu không muốn con có một tuổi thơ bất hạnh, yếu kỹ năng giao tiếp - Ảnh 2.

Người xưa rất mê tín, nếu thờ cúng tổ tiên mà dùng đồ đã ăn qua rồi thì chính là bất kính. Nhan Hồi vừa nghe liền ngăn Khổng Tử lại không cho ông dâng cơm cúng, Khổng Tử hỏi tại sao. Khi đó Nhan Hồi mới thú thật, hóa ra là khi đang nấu ăn, anh ấy đã vô tình để một nhúm tro rơi vào, làm bẩn một nắm cơm nhỏ. Đem vứt thì tiếc nên anh đã ăn hết nắm cơm đó.

Hành động gặp chuyện không loạn, không tùy tiện trách mắng của Khổng Tử không chỉ thể hiện sự khoan dung của ông đối với người khác, mà còn hóa giải được những hiểu lầm, có thể nói là một mũi tên bắn trúng 2 con nhạn.

Bạn không bao giờ biết người khác sẽ tổn thương như thế nào nếu bị buộc tội một cách tùy tiện đâu. Vì thế, những người có trí tuệ cảm xúc thực sự cao sẽ biết cách không tùy ý trách mắng người khác.

Trẻ em là mầm non cần được nhẹ nhàng vun trồng đúng cách, như một cái cây nhỏ, bạn sẽ dễ dàng uốn chúng theo mọi hình dáng mà bạn muốn, nhưng một khi uốn sai rồi, khi cây lớn rồi thì rất khó để mà sửa lại. Cho nên, các bậc cha mẹ tuyệt đối đừng bao giờ xem thường những hành động nhỏ như "tùy tiện trách mắng" này.