Như đã đưa tin, nhiệt độ toàn miền Bắc nay đang ngày một xuống thấp - đến mức không chỉ các vùng núi như Sapa, Mẫu Sơn chìm ngập trong tuyết mà ngay cả nhiều khu vực ở Tam Đảo, Ba Vì cũng đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng băng giá.
Tuyết rơi ở Sa Pa tạo nên cảnh tượng vô cùng đẹp mắt
Với không ít người bạn trẻ may mắn có mặt ở SaPa, Hà Giang, Lạng Sơn... lúc này, hiện tượng tuyết rơi thực sự là một trải nghiệm thú vị.
Các bạn hào hứng chụp ảnh, chia sẻ ảnh lên Facebook cùng niềm vui khi được tận mắt nhìn tuyết rơi ở vùng nhiệt đới gió mùa ẩm.
Tuy nhiên, cùng với việc tạo ra một khung cảnh kì ảo - hiện tượng tuyết rơi dày cũng đã gây ra nhiều trở ngại cho giao thông nghiêm trọng cũng như khiến cho cuộc sống của người dân có phần bị đảo lộn.
Đường bị bao phủ bởi tuyết - đi lại rất khó khăn.
Cùng điểm lại một vài bí kíp dưới đây để bạn có thể di chuyển an toàn hơn trong thời gian tuyết rơi.
Nếu bạn ĐI Ô TÔ hoặc XE MÁY để tới tham quan những danh thắng có băng tuyết, cần chú ý những biện pháp chống trơn trượt như đi chậm, kiểm soát tốc độ, kiểm tra độ mòn của lốp xe, phanh xe trước khi khởi hành... để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc trong suốt chuyến đi.
Nếu đường quá khó đi, tốt nhất bạn nên xuống dắt xe đi bộ.
Trong khi di chuyển, bạn không nên phanh gấp, không bơm lốp xe quá căng, và nên xịt bớt hơi trước khi đi vào vùng tuyết.
Tại nơi tuyết dày, tài xế ô tô cần sử dụng lốp chuyên dụng để tránh trơn trượt, hoặc quấn dây xích quanh bánh xe để tăng độ ma-sát.
Rải muối lên con đường tuyết phủ giúp tuyết không bị đóng băng.
Rắc muối lên con đường tuyết phủ nhằm làm tan và giữ cho băng tuyết không đóng băng lại.
Hoặc không, bạn cũng có thể sử dụng cát, gạch vụn, mùn cưa và xỉ... rắc lên bề mặt đường để giúp cải thiện độ ma-sát, chống trơn trượt khi di chuyển.
Nếu phải
Cần phải giữ ấm cơ thể tránh bị cảm, nhiễm lạnh, dễ dẫn việc đột quỵ do sốc nhiệt. Nên mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ giúp bạn giữ được thân nhiệt ổn định lâu hơn việc mặc những chiếc áo to sụ, dày cộm. Cách tốt nhất là nên mặc những chiếc áo có chất liệu cotton, len ôm sát, có sợi giữ nhiệt.
Áo khoác ngoài cùng nên là loại có lớp ngoài làm bằng vải cản gió, chống thấm nước trong trường hợp gặp mưa bất ngờ mà chưa kịp chuẩn bị áo mưa, ô dù.
70% nhiệt của cơ thể thoát ra từ vùng mặt và đầu, do đó, bạn cần giữ ấm và che chắn cho những vùng này như quàng khăn cổ, đội mũ len, đeo bịt tai và khẩu trang...
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ nhiệt cho phần đùi và gan bàn chân. Đi 2-3 lớp tất mỏng và sử dụng những đôi ủng cao su hoặc những đôi boots lót bông là sự lựa chọn hữu hiệu.
Chú ý ăn đồ ăn sinh nhiệt như cay nóng, có tiêu, ớt, gừng...
Về ăn uống, nên chú ý ăn những đồ ăn dễ sinh nhiệt, làm ấm người như những đồ cay nóng, có tiêu, ớt, sả, gừng... để giảm bớt cái lạnh thấu xương ở những khu vực giá rét. Những đồ ăn này cũng giúp bạn tăng "sức đề kháng" cho dạ dày khi ăn phải thức ăn lạ.