Bên cạnh câu chuyện tìm kiếm việc làm, bí quyết đậu phỏng vấn,.... thì các cách tiết kiệm hiệu quả khi thất nghiệp, không có nguồn thu nhập cũng được nhiều người quan tâm.
Mới đây trên mạng xã hội Xiaohongshu, một người phụ nữ 45 tuổi, từng làm trưởng phòng của một công ty bất động sản đã bị sa thải 2 năm qua, đăng tải clip nói về cuộc sống thường ngày khi thất nghiệp khiến nhiều người bất ngờ. Nhờ 4 cách tiết kiệm hiệu quả, học từ Internet và sách vở mà người phụ nữ trung niên này dễ dàng sống một mình trong căn nhà 100m2, sáng đọc sách, chiều thưởng trà, chạy bộ,... Sống chill đúng nghĩa đó.
Và tất nhiên, người phụ nữ này vẫn có một khoản tiền tiết kiệm trước đó và hiện tại cũng đang làm thêm một số công việc ở nhà nhưng thu nhập rất ít, tháng có tháng không.
Người phụ nữ 45 tuổi sống chill trong căn nhà 100m2 khi thất nghiệp.
“Ở độ tuổi 40 đến 50, mức độ căng thẳng do thất nghiệp sẽ lớn hơn so với khi bạn còn trẻ. Vào thời điểm này, cuộc sống không chỉ còn là trách nhiệm gia đình mà còn là gánh nặng học hành của con cái, áp lực thế chấp, v.v. Mặc dù hầu hết mọi người ở độ tuổi này có thể đã có nền tảng tài chính nhất định, nhưng tình trạng thất nghiệp đột ngột vẫn có thể làm gián đoạn nhịp sống. Làm thế nào để quản lý tài chính hợp lý trong giai đoạn này và đảm bảo chất lượng cuộc sống không suy giảm đáng kể là một vấn đề thực tế mà nhiều người phải đối mặt.
Thế nên, lúc này, những chiến thuật tiết kiệm hiệu quả mới là thứ giúp bạn duy trì cuộc sống”, người phụ nữ có tên Tuệ An chia sẻ. Cô cũng cho hay để tiết kiệm và có 1 cuộc sống chất lượng ổn định trong 2 năm thất nghiệp thì trước đó bản thân cô cũng đã có 1 khoản tiền để dành kha khá, căn nhà 100m2 đã được mua trước đó.
Nhiều người trong độ tuổi từ 40 đến 50 thường tích lũy được một số tiền tiết kiệm và tài sản đầu tư nhất định, nhưng liệu số tiền này có đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian thất nghiệp không? Xem xét tình hình tài chính hiện tại của bạn và hiểu được số tiền bạn có cũng như số tiền đó có thể đủ dùng trong bao lâu là chìa khóa để lập kế hoạch tiết kiệm. Các bước cụ thể như sau:
- Kiểm kê nguồn tiền hiện có: Biết rõ bản thân có bao nhiêu tiền tiết kiệm, có khả năng vay hoặc có thêm bao nhiêu tiền.
- Liệt kê các khoản chi cố định hàng tháng của bạn: chẳng hạn như tiền thế chấp, tiền thuê nhà, bảo hiểm, thực phẩm, chi phí đi lại,.... Điều này sẽ giúp bạn xác định khoản chi nào là cần thiết và khoản chi nào có thể cắt giảm.
- Chia thành “cần thiết” và “không cần thiết”: Ví dụ, học phí của trẻ em, trả góp thế chấp,... là những khoản chi cần thiết, trong khi chi phí giải trí, ăn uống bên ngoài,... có thể được coi là không cần thiết và có thể cắt giảm tạm thời.
Tiết kiệm luôn là điều cần thiết.
Khi đã hiểu được tình hình tài chính hiện tại của mình, bước tiếp theo là lập ngân sách thực tế tập trung vào việc tiết kiệm và duy trì các nhu cầu cơ bản. Trong thời gian thất nghiệp, bạn cần ưu tiên đảm bảo mình có thể trả tiền thuê nhà/tiền thế chấp, thực phẩm, bảo hiểm y tế,....
- Ưu tiên đảm bảo các chi phí cơ bản như: tiền thuê nhà, thực phẩm, bảo hiểm,...
- Cắt giảm chi tiêu không cần thiết như: ăn uống bên ngoài, giải trí, mua sắm,.... Thay vào đó hãy tự nấu ăn, pha trà và thưởng thức ở nhà. Đây là những điều mà người phụ nữ 45 tuổi nêu trên khó làm được khi còn có việc làm. “Vì công việc quá bận rộn, tôi không có thời gian nấu nướng, dọn dẹp nên thường ăn ở ngoài cho lẹ. Tôi cũng không thể từ chối việc order trà sữa, cafe khi đi làm, gặp đồng nghiệp hay đối tác”, cô nói thêm.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều hành động nhỏ có thể giúp bạn tiết kiệm tiền đáng kể mà không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Ngay cả những thay đổi nhỏ trong thói quen sống cũng có thể giúp bạn tiết kiệm đáng kể.
- Nấu ăn ở nhà thay vì ăn ngoài: Lên kế hoạch thực đơn hàng tuần và mua đủ nguyên liệu có thể giúp giảm đáng kể chi phí thực phẩm của bạn.
- Sử dụng đồ cũ: Trong thời gian này, đừng mua sắm những thứ lớn, chẳng hạn như mua đồ nội thất hoặc đồ gia dụng mới.
- Tận dụng tối đa các nguồn lực của cộng đồng: Nhiều cộng đồng cung cấp các hoạt động và nguồn lực miễn phí hoặc chi phí thấp, chẳng hạn như thư viện, lớp học miễn phí,.... có thể được sử dụng để giảm chi phí giải trí và giáo dục.
Các góc trong căn nhà đều được bài trí rất đẹp, với nhiều cây xanh. Đây cũng là nơi người phụ nữ dùng để sống chill, đọc sách, tập yoga tại nhà.
- Các khoản chi cố định, như tiền thuê nhà hoặc tiền thế chấp, thường là những khoản chi lớn nhất trong ngân sách, nhưng điều đó không có nghĩa là không có chỗ để mặc cả. Ngay cả khi bạn đang thất nghiệp, bạn vẫn có thể thương lượng để có thêm sự linh hoạt.
- Đàm phán với chủ nhà hoặc bên cho vay: Nếu bạn trả tiền thế chấp hoặc tiền thuê nhà, hãy thử trao đổi với ngân hàng hoặc chủ nhà để xem bạn có thể hoãn hoặc giảm khoản thanh toán hay không. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tài chính có chính sách hỗ trợ cho người thất nghiệp.
- Đánh giá lại các khoản chi cố định của bạn: Điện thoại, internet và truyền hình cáp là những khoản chi tiêu hàng tháng cần thiết, nhưng hãy cân nhắc hạ cấp gói cước hoặc hủy một số dịch vụ để giảm những khoản chi phí này.
Mặc dù thất nghiệp làm gián đoạn sự nghiệp chính của bạn nhưng không có nghĩa là bạn mất hoàn toàn nguồn thu nhập. Công việc tạm thời, bán thời gian hoặc làm việc tự do có thể giúp bạn kiếm thêm thu nhập trong khi vẫn duy trì sự nghiệp của mình.
- Công việc tự do hoặc bán thời gian: Có nhiều nền tảng trên Internet cung cấp công việc ngắn hạn hoặc cơ hội làm việc tự do, chẳng hạn như viết lách, thiết kế, tư vấn, giảng dạy,... Việc tìm kiếm một số nguồn thu nhập tạm thời dựa trên các kỹ năng chuyên môn của bạn có thể giúp bạn giảm bớt áp lực tài chính.
- Bán những món đồ bạn không còn dùng nữa : Thị trường đồ cũ là một cách tốt khác để tạo ra thu nhập tạm thời. Dọn dẹp nhà cửa và loại bỏ những đồ vật không còn cần thiết như đồ gia dụng cũ, đồ nội thất, sách vở,... rồi bán chúng có thể giúp bạn kiếm được một khoản tiền mặt nhanh chóng.
Thất nghiệp không chỉ gây áp lực về tài chính mà còn có thể gây ra lo lắng và bất an về mặt tâm lý. Đặc biệt đối với những người đi làm ở độ tuổi 40 đến 50, việc mất đi nguồn thu nhập ổn định có thể gây ra thách thức tâm lý rất lớn. Do đó, bất kể tình hình tài chính của bạn như thế nào, việc duy trì sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như nhau.
- Thiết lập thói quen hằng ngày đều đặn: Ngay cả khi bạn thất nghiệp và ở nhà, bạn vẫn có thể duy trì một lịch trình cố định, tập thể dục hàng ngày và lên lịch thời gian cho việc học hoặc sở thích cá nhân. Điều này sẽ giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tâm lý: Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng, hãy giao tiếp với gia đình và bạn bè hoặc cân nhắc tìm kiếm sự tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, điều này có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tinh thần một cách hiệu quả.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân là điều quan trọng.
Tóm lại, thất nghiệp thực sự là một quá trình khó khăn đối với những người lao động trong độ tuổi từ 40 đến 50, nhưng đó không phải là dấu chấm hết của cuộc sống. Với khả năng quản lý tài chính hợp lý và kế hoạch tiết kiệm hiệu quả, bạn có thể ổn định bản thân trong giai đoạn khó khăn này và chuẩn bị cho cơ hội nghề nghiệp tiếp theo. Duy trì thái độ tích cực và ứng phó linh hoạt với những thay đổi khác nhau, bạn sẽ thấy rằng giai đoạn thất nghiệp này cũng có thể trở thành cơ hội để xem xét lại và tối ưu hóa cuộc sống của mình.
Người phụ nữ nói thêm: “Có thể nói thất nghiệp không phải là kết thúc mà là cơ hội để bắt đầu lại. Và mình chứng là tôi gần như có 1 cuộc sống khác hoàn toàn so với trước đây sau khi thất nghiệp”.