Khảo cổ học là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Trong lăng mộ của các hoàng đế và quý tộc thời xưa, hầu hết đều có các cơ quan mật để ngăn có kẻ xâm phạm, vì vậy khi tiến vào trong sẽ gặp không ít trắc trở.
Khách quan mà nói, khảo cổ là một nghề rất khắt khe. Công việc này yêu cầu người ta phải có kiến thức lịch sử và vô vùng gan dạ. Nhìn chung, các nhà khảo cổ đã quen với những việc kỳ quái. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ: Một mảnh huyết ngọc từ mộ cổ Mao Sơn đã khiến các nhà khảo cổ học "không sợ trời, không sợ đất" phải đổ mồ hôi lạnh.
NGỌN NÚI THIÊNG TRONG TRUYỀN THUYẾT
Vào những năm 1980, một ngôi mộ cổ được phát hiện ở Mao Sơn, Giang Tô, Trung Quốc. Lúc đó, một bác nông dân đang cuốc đất làm ruộng thì bỗng dưng lớp đất bị sụp xuống.
Sau khi cảnh sát và các chuyên gia đến nơi, mọi người mới biết hố sập là do một ngôi mộ cổ. Sự xuất hiện này khiến người ta ái ngại là vì ở đây có những truyền thuyết đã được lưu truyền trong dân gian.
Trên thực tế, nơi đây đúng là vùng đất khai sinh ra Đạo giáo Mao Sơn. Có thông tin cho rằng Mao Sơn đã bị phá hủy ba lần và được xây dựng lại hai lần. Sau này, Đạo giáo hoàn toàn biến mất. Mặc dù vậy, dấu ấn của họ vẫn còn ảnh hưởng sâu rộng.
Ngôi mộ cổ trong ở Mao Sơn (Hình ảnh: Sohu)
Trong các đạo sĩ có một người tuyên bố rằng rằng hậu thế dù đi khắp nơi vẫn sẽ quay về Mao Sơn để an táng. Do sự tồn tại của truyền thuyết và những bí ẩn tồn tại trong suốt lịch sử, người thường chưa bao giờ dám tùy tiện tiến vào các ngôi mộ ở Mao Sơn.
Trong hàng trăm năm qua, có rất nhiều ngôi mộ cổ gần Mao Sơn, nhưng chưa ai khai quật chúng.
VẬT THỂ LẠ KHIẾN CÁC CHUYÊN GIA KINH HÃI
Xét về độ phức tạp của ngôi mộ cổ Mao Sơn, cấu trúc của nó khá đơn giản. Thêm vào đó, diện tích lăng mộ khá nhỏ, bên trong không có các di vật văn hóa quý giá.
Đúng lúc công việc khảo cổ trên ngôi mộ cổ Mao Sơn sắp kết thúc, một người trong đoàn đã vô tình tìm thấy thứ "màu đỏ" ở dưới chân. Người này lập tức cầm lên và phát hiện thật ra đó là một viên ngọc bội cỡ quả trứng. Họ thấy miếng ngọc này có màu đỏ, tròn và bóng, chất lượng khá tốt.
Các chuyên gia tiến hành khai quật ngôi mộ tại Mao Sơn (Hình ảnh: Sohu)
Khi đó, mọi người đang suy đoán thân phận của chủ nhân lăng mộ, sắc mặt của một chuyên gia đột ngột chuyển biến. Là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm, ai cũng cảm nhận được sự sợ hãi này: Hóa ra đây chính là loại huyết ngọc trong truyền thuyết!
Tuy nhiên, thật kỳ lạ khi những chuyên gia khảo cổ vốn không tin vào ma quỷ nhưng lại sợ một miếng ngọc huyết. Điều gì đang xảy ra?
TRUYỀN THUYẾT VỀ MIẾNG HUYẾT NGỌC RỢN NGƯỜI
Người xưa thường cho rằng, ngọc có thể bảo vệ chủ nhân những lúc nguy cấp. Nhưng huyết ngọc lại là vật phẩm đặc biệt chỉ dành cho người đã khuất. Ở thời cổ đại, huyết ngọc chỉ xuất hiện trong tay người chết.
Theo phong tục tập quán cổ, người xưa sau khi chết sẽ ngậm một miếng ngọc trong miệng. Theo thời gian, nó sẽ bị máu ăn mòn và tạo thành một thứ ngọc có màu đỏ tươi. Trong quan điểm của dân gian, huyết ngọc gắn liền với người đã mất, nếu người khác di chuyển nhất định phải chịu quả báo.
Theo các bản chép tay lịch sử nhà Thanh, thời Càn Long có một số danh nhân đã sưu tầm được huyết ngọc, nhưng kết cục của họ có vẻ không mấy tốt đẹp. Họ lần lượt chết không rõ lý do. Từ đó, những lời đồn đại về huyết ngọc cũng được lan truyền, thậm chí có người còn cho rằng nó là kết tinh của "ân oán" trước khi chết và mang lại nhiều điều xui xẻo cho con người.
Ngoài ra, có rất nhiều câu nói về huyết ngọc trong truyền thuyết của Đạo giáo. Trong quan niệm của Đạo gia, loại ngọc này có rất nhiều công năng. Chúng không chỉ có thể "thu phục linh hồn", "xua đuổi tà ma", còn là pháp khí để trừ tà.
Trong đó, có truyền thuyết lưu lại rằng huyết ngọc chỉ có thể hút ma chứ không thể phóng thích ra, nếu cứ tiếp tục sử dụng thì nó sẽ trở thành một thứ vô cùng ác độc.
Nói cách khác, trong quan điểm của Đạo giáo, chỉ những người có pháp lực cao mới có thể điều khiển được huyết ngọc. Theo kinh điển Đạo giáo, ngọc huyết không cần chạm trổ, tô điểm. Đối chiếu với miếng ngọc được tìm thấy trong mộ cổ Mao Sơn, các chuyên gia cho rằng nó chính là loại được đề cập trong kinh điển của Đạo gia.
Chính vì miếng huyết ngọc này hội đủ những điều xui xẻo nên giới chuyên môn vô cùng khiếp sợ. Khách quan mà nói, từ góc độ trách nhiệm của chuyên gia, nhiệm vụ của họ là mang miếng ngọc về để nghiên cứu thêm. Nhưng từ góc độ cân nhắc an toàn và những truyền thuyết đã lưu truyền hàng nghìn năm, thì tốt nhất nên đặt miếng ngọc trở lại.
Do đó, các chuyên gia rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết phải làm gì.