AI: Kẻ cướp việc hay "đồng đội" xịn sò?
AI giờ không còn là chuyện viễn tưởng nữa. Nó đang viết báo, dịch văn bản, phân tích dữ liệu, thậm chí tư vấn khách hàng. Nhiều gen Z (và cả cha mẹ) bắt đầu hoang mang: "Ủa, học ngành này rồi mai mốt AI làm hết thì mình làm gì?"
Nhưng khoan! AI không chỉ "cướp" việc mà còn tạo ra việc mới.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), AI có thể cho 90 triệu việc làm "bay màu", nhưng cũng tạo mới 170 triệu việc làm. Vấn đề là: bạn có sẵn sàng để học những kỹ năng mới không?
Hồ Lê Minh Thạch, thủ khoa tốt nghiệp ngành Kỹ sư Phần mềm khóa 2025, tận dụng những cơ hội AI mang lại để trở thành kỹ sư quốc tế tại Melbourne ở tuổi 23 (Hình: RMIT)
Một khảo sát của RMIT Việt Nam và VnExpress cho thấy 72% người trẻ tin rằng AI sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp tương lai của họ, nhưng 64% lại xem đây là cơ hội – nếu được chuẩn bị đúng cách.
Bí kíp là: Đừng sợ AI, hãy học cách dùng nó. Vậy nên, chọn ngành không chỉ là chọn nghề mà là chọn cách học, cách thích nghi, và cách sống cùng AI.
Bạn không cần biết hết mọi thứ nhưng phải luôn học hỏi và biết cách học hỏi, nhất là công nghệ. Đó mới là "siêu năng lực" của Gen Z thời AI!
Không sợ hãi, cần chuẩn bị để sẵn sàng vững bước đón tương lai
Gen Z là nhóm "đứng đầu bão" trong thời đại AI khi công nghệ đang càn quét mọi lĩnh vực ngành nghề. Nhưng thay vì hoang mang "AI sẽ cướp job của tôi?", mindset cần thay đổi: AI là đồng đội, không phải đối thủ.
Bà Nguyễn Phương Mai – Giám đốc điều hành Groove Technology Việt Nam, chia sẻ: "Nếu AI có thể làm thay công việc của bạn, thì đó không phải lỗi của AI, mà là bạn chưa làm tốt hơn AI. Điều quan trọng là cần học cách cộng tác cùng AI, biến nó thành cánh tay nối dài để tăng hiệu suất, chứ không phải để phó thác công việc."
Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Ngọc Minh – Phó trưởng khoa Nghiên cứu & Đổi mới, RMIT Việt Nam – cho biết: kỹ sư bây giờ không chỉ biết code, mà còn phải biết nói chuyện với khách hàng, quản lý dự án, thậm chí là "design thinker". Sinh viên kinh doanh cũng không thể "tránh xa" tech – cần biết đọc dữ liệu, hiểu AI và tư duy theo hệ thống.
Nhóm sinh viên RMIT là tác giả của MedVoice - ứng dụng ghi chép hồ sơ y khoa tự động dựa trên AI (Hình: RMIT)
Không phải ngẫu nhiên mà RMIT được xem là một trong những trường tiên phong dẫn đầu về ứng dụng công nghệ trong giáo dục. Trường từ lâu đã chuyển đổi từ kiểu "học thuộc lòng để thi" sang mô hình học tập thực chiến, trang bị cho sinh viên bộ kỹ năng "sống sót trong thời đại AI".
Bên cạnh kiến thức học thuật, RMIT còn chú trọng đến kỹ năng phản biện, giải quyết vấn đề, sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp – những "vũ khí bí mật" giúp sinh viên biến AI thành cộng sự thay vì đối thủ. Những kỹ năng này được rèn luyện xuyên suốt qua các môn học và hoạt động trải nghiệm thực tế ngay từ năm nhất.
Sinh viên RMIT được rèn luyện kỹ năng phản biện qua các hoạt động học tập thực tiễn (Hình: RMIT)
Tiến sĩ Minh tiết lộ thêm: RMIT hiện đang tích cực tích hợp AI và các công nghệ mới vào chương trình giảng dạy. Sinh viên không chỉ dùng AI để học, mà còn được học cách "chơi với AI" một cách hiệu quả – hiểu cách nó hoạt động, biết giới hạn của nó, và khai thác tối đa sức mạnh công nghệ trong học tập lẫn công việc.
Từ Kinh doanh, Truyền thông & Thiết kế cho đến Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ, sinh viên ở mọi khoa đều có cơ hội tiếp cận AI mỗi ngày trong lớp học.
Và không chỉ dừng lại ở giảng đường, RMIT còn kết nối sinh viên với thị trường việc làm thật thông qua các hoạt động như mentorship cùng chuyên gia, các cuộc thi khởi nghiệp, hội thảo và mạng lưới cựu sinh viên toàn cầu.
Sinh viên RMIT kết nối với thị trường việc làm thật thông qua các hoạt động đa dạng (Hình: RMIT)
Tất cả đều nhằm mục tiêu "buff chỉ số sống sót" cho Gen Z trong thời đại công nghệ thay đổi từng giờ: khả năng thích nghi, tư duy học tập suốt đời và sẵn sàng đón nhận thử thách.
Sinh viên cũng không bị "đóng khung" trong một ngành duy nhất, mà được khuyến khích học đa ngành, học mở, để sẵn sàng đón đầu mọi vai trò trong tương lai.
Nghề "hot" chưa chắc hợp – Chọn nghề thời nay phải có chiến lược!
Thực tế cho thấy, việc lựa chọn ngành học giờ đây không còn phụ thuộc vào "ngành hot" hay "trường top" mà cần dựa trên sự hiểu mình, hiểu nghề và chuẩn bị chiến lược dài hạn. Gen Z đang dần "tỉnh táo" hơn khi chọn ngành học không chỉ vì điểm cao, lương khủng, mà vì hiểu bản thân, hiểu nghề và có kế hoạch dài hơi cho tương lai.
Hiểu bản thân chọn ngành chuẩn giúp Phạm Quang Vinh, đồng tác giả "thay áo mới" cho Viện bảo tàng TP.HCM, khai phá và phát huy hết tiềm năng của bản thân (Hình: RMIT)
Chiến lược chọn nghề bây giờ nên bắt đầu từ một câu hỏi quan trọng: "Mình là ai và môi trường nào sẽ giúp mình bật lên?" Một ngôi trường phù hợp không chỉ dạy kiến thức mà còn là nơi giúp bạn khai phá tiềm năng, rèn kỹ năng sống sót trong thời đại "biến động từng ngày".
Theo bà Ngô Thị Ngọc Lan, đại diện Navigos Search, thành công không nằm ở việc đi đúng ngay từ đầu, mà nằm ở khả năng thích nghi và kiên trì: "Thành công đến từ việc bạn dám sai, dám sửa, dám đổi hướng, và không ngừng phát triển bản thân."
Thời đại AI không thiếu drama: việc thì thay đổi, ngành nghề mới liên tục xuất hiện. Nhưng chính sự thay đổi đó lại là cơ hội vàng cho những ai chuẩn bị đủ tốt. Nỗi lo là thật, nhưng đừng sợ – hãy sẵn sàng.
Ưu điểm lớn nhất của Gen Z là không sợ thất bại và luôn sẵn sàng thích nghi. Chính mindset đó sẽ giúp họ không chỉ "tồn tại" mà còn bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.