Gần đây một người bạn của tôi, Đồng Đồng đang phải bận rộn với nhiều cuộc phỏng vấn xin việc, cô nói đùa rằng: "Tôi đã phỏng vấn 5 công ty rồi, tự thấy bản thân trăm độc bất khả xâm phạm, nhưng hôm nay mới nhận ra bản thân vẫn còn non lắm".
Đồng Đồng kể cho tôi nghe về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay, nghe xong tôi cũng không khỏi cảm thán, phỏng vấn xin việc ngày nay đúng là "thâm độc" thật. Mỗi câu hỏi của người phỏng vấn đều có mục đích sâu xa, nếu bạn không hiểu được ý nghĩa đằng sau thì bạn chắc chắn sẽ bị loại.
Hôm nay, nhà tuyển dụng hỏi Đồng Đồng: "Nếu đồng nghiệp mượn bạn 2 triệu, bạn làm sao để đòi lại?".
Suy nghĩ đầu tiên của nhiều người có lẽ sẽ là: "Câu hỏi này có liên quan đến chức vụ mà tôi ứng tuyển sao? Không kiểm tra năng lực của tôi mà lại đi hỏi những câu vô nghĩa này?".
Trên thực tế, nó không hề vô nghĩa chút nào, ngược lại bên trong còn tiềm tàng một đạo lý rất lớn!
Đầu tiên, chúng ta hãy phân tích tại sao nhà tuyển dụng lại đặt câu hỏi như vậy? Khả năng làm việc đúng là điều mà ai cũng chú ý khi tuyển nhân viên và nó có thể được nhìn thấy thông qua kinh nghiệm làm việc của bạn. Nhưng chúng ta thường bỏ qua một điểm cũng quan trọng không kém, đó là mối quan hệ giữa các cá nhân tại nơi làm việc.
Tại nơi làm việc, người chúng ta tiếp xúc nhiều nhất chính là đồng nghiệp và vay tiền cũng là chủ đề nhạy cảm nhất đối với những người trưởng thành. Sự kết hợp của hai chủ đề này làm tăng thêm độ khó cho bài kiểm tra ứng xử. Câu trả lời của bạn có thể tiết lộ rõ nhất cách bạn tương tác với đồng nghiệp và cách bạn xử lý các mối quan hệ xung quanh. Mặt khác, người phỏng vấn cũng muốn đánh giá khả năng thích ứng linh hoạt của bạn.
Đồng Đồng nói rằng 3 ứng viên có mặt ở đó đã đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng cuối cùng chỉ có 1 người được nhận.
Một cô gái thẳng thắn, nghĩ gì nói đấy, phát biểu: "Đồng nghiệp không phải là bạn bè, tôi sẽ không tùy tiện cho họ mượn tiền".
Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao nếu bạn trả lời kiểu này, vì nó biểu thị bạn là một người kém hòa đồng, họ sẽ nghĩ bạn không đoàn kết với đồng nghiệp, không thể tồn tại trong tập thể trong tương lai dài.
Một ứng viên khác cũng trả lời: "Đồng nghiệp không trả lại cũng không sao, số tiền nhỏ thôi mà".
Đối với trường hợp này, giọng điệu nghe có vẻ giàu có quá, công ty e là không nuôi nổi cậu ấy. Chỉ có ứng viên cuối cùng đưa ra được câu trả lời hoàn hảo một cách logic. Đó là một cô gái 9x, tư duy của cô không những có ích trong các buổi phỏng vấn mà còn có thể áp dụng nó vào cuộc sống thường nhật, khi có người muốn mượn tiền bạn.
1. Không dây dưa tiền bạc với đồng nghiệp
Đầu tiên, tôi sẽ không để bản thân có dính líu tiền bạc với đồng nghiệp của mình. Bởi vì mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau rất mong manh, chúng ta có thể là cộng sự tốt trong công việc, nhưng trong mối quan hệ bạn bè thì không hẳn vậy. Những xích mích nhỏ, chúng ta còn chưa chắc có thể vượt qua thì nói gì đến chuyện lớn như mượn tiền.
Hơn nữa, việc cho đồng nghiệp mượn tiền hoàn toàn không giúp ích gì cho công việc của tôi, nó còn có thể xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên vì khoản vay không được trả lại. Tôi có thể lấy tiền đãi đồng nghiệp một vài bữa tối, nhưng sẽ không bao giờ cho họ mượn tiền. Tuy nhiên, nếu họ có lý do đặc biệt thì tôi vẫn sẽ cân nhắc xem có nên cho họ vay không.
2. Chỉ có 2 loại người đi mượn tiền
Tục ngữ có câu: "Mượn gấp không mượn nghèo. Cho quân tử mượn chứ đừng cho kẻ tiểu nhân".
Vì vậy, nếu cho họ mượn tiền, tôi sẽ xem xét hai khía cạnh: độ tin cậy của đồng nghiệp đó và liệu tiền đó có cần gấp không.
Có đồng nghiệp chỉ vì ăn nhậu, vui chơi mà tiêu hết tiền lương, cuối cùng không có tiền trả tiền thuê nhà, nếu tôi cho họ mượn lần này thì nhất định sẽ có lần sau. Nếu một đồng nghiệp gặp chuyện khẩn cấp và cần tiền gấp, chẳng hạn như ốm đau, thì tôi sẽ cho họ vay để vượt qua khó khăn, và tôi tin rằng họ sẽ nhớ và trả lại tiền cho tôi.
Đồng thời tôi cũng sẽ xem xét nhân cách của họ thông qua tiếp xúc trong công việc và từ lời bình của những đồng nghiệp khác. Nếu họ là một người trung trực thì tôi sẽ cho mượn.
3. Đồng nghiệp nợ tiền không chịu trả, dùng 3 biện pháp xử lý
Nếu đồng nghiệp không tự giác trả, tôi sẽ chủ động đòi lại. Lần đầu, tôi sẽ lịch sự nhắc nhở đối phương, nếu đối phương vẫn không trả thì tôi sẽ đòi thẳng mặt.
- Phương thức gián tiếp là vay lại tiền của họ: Nếu không tiện nói thẳng thì tôi sẽ vờ như mình đang gặp khó khăn và hỏi mượn lại họ một số tiền bằng với số tiền tôi đã cho họ vay hoặc nhiều hơn một chút. Nếu đối phương quên trả, lúc này họ nhất định sẽ nhớ lại và trả lại cho tôi.
- Nếu đối phương không muốn trả lại: Sau khi tôi mượn tiền của họ, tôi sẽ trực tiếp trừ 2 triệu mà họ đã vay tôi vào số tiền tôi vay họ.
- Bước đường cùng là đòi tiền họ trước mặt nhiều người: Mềm không được thì bắt buộc chúng ta phải sử dụng biện pháp mạnh. Lúc này, việc giữ mối quan hệ đã không còn quan trọng nữa, cho dù họ có mất mặt hay mối quan hệ giữa cả hai sẽ rạn nứt thì cũng là do họ tự gây ra. Việc đòi tiền trước mặt nhiều người sẽ tạo cho họ áp lực và buộc họ phải trả để giữ uy tín của bản thân.
Cuối cùng cô gái 9x đó đã được tuyển, vì cô ấy có tính linh hoạt, có khả năng suy nghĩ logic về vấn đề và đưa ra giải pháp thiết thực. Câu trả lời đó cũng là câu trả lời mà nhà tuyển dụng muốn.