Hằng năm một trường đại học nọ luôn cố gắng mời các doanh nghiệp đến tham gia ngày hội tuyển dụng của trường mình tổ chức dành cho các sinh viên năm cuối. Tại đây nhà tuyển dụng sẽ cố gắng tìm ra những ứng viên tiềm năng, còn sinh viên năm cuối luôn mong muốn tìm ra công việc phù hợp với bản thân.
Sau một hồi thuyết trình, hội thảo giới thiệu ông nọ bà kia dài dòng văn tự, đến lượt giám đốc nhân sự của tập đoàn truyền thông nổi tiếng bậc nhất nước lên phát biểu. Ông không nói dài dòng, mà chỉ đặt ra một tình huống cho sinh viên:
"Có một người muốn bó hoa, anh ta đi hỏi ba người khác nhau và nhận về ba mức giá cũng hoàn toàn khác nhau. Đầu tiên, người quen của anh ta báo giá 850 ngàn đồng một bó hoa. Thứ hai, một người bạn thân của anh ta báo giá 830 ngàn đồng một bó. Và cuối cùng, khi hỏi một người lạ, anh ta nhận được mức giá là 750 ngàn đồng một bó. Nếu là bạn, bạn sẽ quyết định mua của ai?".
Nếu là bạn, bạn sẽ quyết định mua của ai?
Một sinh viên nhanh chóng đứng lên trả lời: "Tất nhiên sẽ chọn người lạ rồi, vì giá thành rẻ nhất, sẽ tiết kiệm chi phí bỏ ra hơn hẳn 100 ngàn đồng so với người quen". Lúc này, vị giám đốc cũng không phản ứng gì, ra hiệu chuyền micro cho người kế tiếp.
Tuy nhiên không ai đứng lên trả lời, chỉ có một cánh tay của một nam sinh nghèo ở cuối hội trường giơ cao. Micro chuyền đến tay, người này nói: "Tôi sẽ chọn người quen, bởi vì thứ nhất nếu chọn người lạ tôi không đảm bảo được rằng chất lượng của hoa, có thể hoa kém chất lượng xuất xứ không rõ ràng. Còn người quen, tôi tin chắc rằng họ sẽ bán đúng giá, chưa kể người quen mua giúp nhau là chuyện nên làm, không có gì quý trọng bằng tình nghĩa".
Nghe đến đây vị giám đốc gật gù mỉm cười đưa ra câu trả lời: "Sau khi suy nghĩ một hồi, anh ta quyết định chọn mua của người lạ để có thể tiết kiệm được gần 100 ngàn đồng. Thế nhưng, thực chất anh ta không hề lời lãi hơn được bao nhiêu vì bó hoa vừa đặt mua là hàng hoàn toàn kém chất lượng, giá gốc chỉ có 200 ngàn đồng mỗi bó và cửa hàng kia lãi được đến 550 ngàn đồng.
Trong khi đó, người quen và bạn thân định bán cho anh hàng chất lượng cao thì mỗi người chỉ nhận lãi 50 ngàn đồng và 20 ngàn đồng mà thôi. Có thể thấy rằng, khi quá đặt nặng giá trị phải bỏ ra, chúng ta thường quên mất rủi ro khi cân nhắc về những giá trị nhận được.
Chúc mừng bạn, bạn đã sẵn sàng tham gia làm việc ở công ty chúng tôi rồi chứ?".
Từ trong câu trả lời này, vị giám đốc nhân sự nhìn thấy biểu hiện lòng tin giữa người với người rất rõ của nam sinh viên nghèo và cảm thấy vô cùng ấn tượng. Sau ngày hôm đó, cậu sinh viên đã được nhận làm thực tập sinh tại tập đoàn nổi tiếng này. Có thể nhận ra rằng, trong cuộc sống lòng tin là thứ đáng trân quý nhất, đặc biệt là trong xã hội như hiện nay!