Nếu ngày xưa học đại học chính là mục đích để thành công, mọi người đều nghĩ rằng bằng cấp luôn là bàn đạp chính trong sự nghiệp. Thế nhưng ngày nay để sở hữu tấm bằng cử nhân không còn là điều quá cao siêu, mà chính kinh nghiệm cùng những kỹ năng mềm mới là điểm cộng đáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngày nay, bằng cấp chỉ là một điều cần thiết khi tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa sẽ đảm bảo cho bạn có 1 công việc lương cao. Học với mục đích tiếp thu kiến thức luôn là một điều tốt đẹp. Nhưng với những khoản học phí cao ngất, thì không có gì lạ khi hầu hết chúng ta cần bằng cấp của mình để có thể kiếm được 1 việc làm ổn định để chi trả cho cuộc sống của bản thân. Ví dụ ở Mỹ, một người có bằng cử nhân kiếm được nhiều hơn 461 đô la mỗi tuần so với người không có bằng đại học.
Tuy nhiên các ngành khoa học ngày nay đã không còn lựa chọn duy nhất, các sinh viên có thể tìm kiếm 1 ngành học phù hợp với khả năng của bản thân. Từ đó không phải duy trì theo khuôn mẫu, học những ngành có chi phí cao thì mọi người luôn hy vọng có thể hoàn vốn sau khi ra trường. Những ngành nhân văn học với chi phí thấp đang là lựa chọn tốt ở thời cuộc hiện nay mặc dù, trước đây, nhiều người vẫn nhận định học khối C, ngành khoa học là xã hội là vô dụng, lỗi thời.
Lợi ích của học các ngành nhân văn đó là việc dạy học sinh suy nghĩ, phê bình và thuyết phục. (Ảnh: Alexis Brown)
George Anders khi còn là phóng viên công nghệ của Forbes từ năm 2012 đến năm 2016 đã nhận ra, Thung lũng Silicon thừa nhận không có môn học nào tốt hơn các môn của giáo dục STEM, bao gồm các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán.
Nhưng khi Anders nói chuyện với các nhà quản lý tuyển dụng tại các công ty công nghệ lớn trên thế giới, anh đã tìm thấy một thực tế khác. "Uber đã chọn chuyên ngành tâm lý để xử lý vấn đề của khách hàng và tài xế khi họ không hài lòng. OpenTable đã thuê các chuyên gia tiếng Anh để chuyển dữ liệu đến các nhà hàng nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng ứng dụng đặt chỗ của họ nhiều hơn", ông nói.
Nghiên cứu trên LinkedIn về các kỹ năng công việc được tìm kiếm nhiều nhất bởi các nhà tuyển dụng trong năm 2019 cho thấy, ba kỹ năng mềm được yêu thích nhất đó là sự sáng tạo, thuyết phục và hợp tác. Và một trong 5 kỹ năng cứng hàng đầu của thế giới chính là quản lý con người.
Trong đợt khảo sát với toàn bộ 56% chủ công ty ở Anh, phát hiện nhân viên của họ đều có chung khuyết điểm ở kỹ năng làm việc nhóm. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, các công việc phát triển nhanh nhất ở Mỹ trong 30 năm qua hầu như đều đòi hỏi kỹ năng xã hội cao.
Đối với nhiều người sinh viên, thu nhập sau khi ra trường đã trở thành 1 bài toán khó cho quyết định nên chọn đăng ký trường đại học nào cho phù hợp. (Ảnh: Cole Keister)
Hai giám đốc của Microsoft đã có chia sẻ gần đây: "Khi máy tính hành xử giống con người hơn, khoa học xã hội và nhân văn sẽ càng trở nên quan trọng. Ngôn ngữ, nghệ thuật, lịch sử, kinh tế, đạo đức, triết học, tâm lý học, triết học sẽ là công cụ trong việc phát triển và quản lý các giải pháp AI."
Tất nhiên, không thể nói rằng bạn có thể là một người giao tiếp tuyệt vời và nhà tư tưởng phê phán mà không cần bằng cấp. "Học đại học sẽ mang đến cho bạn những kỹ năng cơ bản nhưng rất quan trọng như viết, trình bày một lập luận, nghiên cứu, giải quyết vấn đề thấu đáo, làm việc nhóm", chuyên gia giáo dục Anne Mangan chia sẻ nhận định trên.
Tóm lại, như Anders và những người khác đã nói, lợi ích của bằng cấp nhân văn chính là sự nhấn mạnh vào việc dạy học sinh suy nghĩ, phê bình và thuyết phục. Do đó, các sinh viên tốt nghiệp ngành nhân văn đi vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhóm lớn nhất của sinh viên tốt nghiệp ngành nhân văn Hoa Kỳ, 15% đi vào vị trí quản lý. Theo sau đó là 14% người đang ở các vị trí văn phòng và hành chính, 13% là người bán hàng và 12% khác đang làm giáo dục, chủ yếu là giảng dạy. 10% khác là trong kinh doanh và tài chính.
Trong khi đó, một nghiên cứu gần đây với 1.700 người từ 30 quốc gia đã phát hiện ra rằng, phần lớn những người ở vị trí lãnh đạo đều có bằng khoa học xã hội hoặc nhân văn. Điều đó đặc biệt đúng với các nhà lãnh đạo dưới 45 tuổi.
Theo đuổi 1 ngành nghệ thuật tự do chưa bao giờ là 1 điều dễ dàng. "Nhiều người trong số những người mà tôi nói chuyện đã có 5 năm hoặc 10 năm trong sự nghiệp, và khó khăn nhất là vào năm đầu tiên, phải mất 1 thời gian họ mới hiểu rõ hướng đi đúng đắn của bản thân", Anders nói. Đối với một số sinh viên mới tốt nghiệp, thử thách đầu tiên chính là không biết muốn làm gì với cuộc sống của chính mình.
Nhưng lựa chọn một nghề theo số đông cũng có thể đi kèm với rủi ro riêng. Không phải mọi sinh viên đều biết chính xác những gì họ muốn làm với cuộc sống của họ. Và tham vọng nghề nghiệp của chúng ta thường thay đổi theo thời gian. Một báo cáo của Vương quốc Anh cho thấy, hơn 1/3 người Anh đã thay đổi nghề nghiệp trong cuộc đời của họ.
"Tôi thậm chí còn ủng hộ rằng sau khi học xong đại học, nếu bạn không chắc chắn về tương lại của chính mình, hãy nghỉ một năm nhưng thay vì đi du lịch, bạn hãy đăng ký thử việc ở những môi trường khác nhau để nhận ra điểm mạnh của bản thân", Christina Georgalla nói.
Nhưng bạn cũng cần phải nhận ra những cạm bẫy trong các nghề như, ngành này hot nhưng tỷ lệ thất nghiệp lớn, còn ngành này cần nhân sự nhưng lương lại thấp hơn.
Những kỹ năng mềm được yêu cầu nhiều nhất từ các nhà tuyển dụng là sự sáng tạo, thuyết phục và hợp tác. (Ảnh: Campaign Creators)
Những vấn đề khái quát hơn cần suy nghĩ
Sự thật ngành nhân văn luôn có tỷ lệ thất nghiệp cao. Nhưng cũng không nhiều đến mức như bạn tưởng tượng. Đối với những người trẻ tuổi (trong độ tuổi 25-34) ở Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của những người có bằng nhân văn là 4%. Bằng kỹ sư hoặc kinh doanh đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 3% một chút.
Ở Anh, những ngành có thu nhập cao là ngành y hoặc nha khoa, kinh tế hoặc toán học; ở Mỹ, kỹ thuật, khoa học vật lý hoặc kinh doanh là những ngành có mức lương nổi bật. Một số ngành nhân văn phổ biến như lịch sử hoặc tiếng Anh thì nằm ở nửa phía dưới của bảng lương thu nhập.
Nhưng đối với 1 số công việc, bạn cần có cái gì khái quát hơn để hiểu rõ về nó. Ví dụ lấy ngành Luật ở Mỹ, một sinh viên đại học đi theo con đường để trở thành luật sư, thẩm phán hoặc thẩm phán hoặc nghiên cứu pháp lý có thể kiếm được trung bình 94.000 đô la một năm. Nhưng những người học chuyên ngành triết học hoặc nghiên cứu tôn giáo kiếm được trung bình 110.000 đô la. Sinh viên tốt nghiệp nghiên cứu khu vực, dân tộc và nghiên cứu văn minh kiếm được 124.000 đô la, chuyên ngành lịch sử Hoa Kỳ kiếm được 143.000 đô la và những người học ngoại ngữ kiếm được 148.000 đô la, cao hơn 54.000 đô la một năm so với ngành Luật trước đó.
Có những ví dụ tương tự trong các ngành khác như những người chuyên ngành quảng cáo và PR kiếm được khoảng 64.000 đô la một năm, tuy nhiên những người nghiên cứu nghệ thuật tự do lại kiếm được 84.000 đô la.
Nhưng sự chênh lệch lương trong ngành nhân văn không chỉ từ bằng cấp mà còn từ giới tính, bởi vì sinh viên tốt nghiệp ngành này đa phần là con gái. Số liệu cho thấy đàn ông Mỹ chuyên ngành nhân văn có thu nhập trung bình là 60.000 đô la, trong khi phụ nữ kiếm được 48.000 đô la. Vì hơn sáu trong số 10 chuyên ngành nhân văn đa số là phụ nữ, thành ra khoảng cách về giới tính luôn là mối bận tâm của nhiều người ở ngành nhân văn học.
Ngành nhân văn học bao gồm các môn học như văn học Anh, ngôn ngữ hiện đại, lịch sữ và triết học. (Ảnh: Andrey Zvyaginstev)
Hãy làm những gì bạn thích
Một sinh viên khi đăng ký ngành nào đó trong trường đại học, có thể là những ngành không giỏi, nhưng đây sẽ là ngành họ thích. "Trong hầu hết các lĩnh vực mà tôi có thể thấy, nhà tuyển dụng chỉ muốn biết rằng bạn đã trải qua những năm tháng đại học như thế nào. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ, làm một việc gì đó thực sự khiến bạn quan tâm luôn là điều cần thiết, bởi vì khi đó bạn sẽ hoàn thành nó 1 cách tốt nhất", Mangan tâm sự.
Cho dù thế nào đi nữa, việc quyết định bằng cấp hay con đường sự nghiệp dựa vào mức lương chưa bao giờ là 1 hướng đi tốt. Mangan nói: "Hãy thành công ở 1 lĩnh vực nào đó và tiền sẽ chảy vào túi bạn. Khi bạn tập trung làm những việc mà mình yêu thích thì chắc chắn bạn sẽ rất chuyên tâm, mọi người cũng rất thích làm việc với bạn."
Điều này nói lên 1 quan điểm rộng hơn: giáo dục STEM (gồm môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán) so với nhân văn thì sinh viên nên chọn cái nào, chọn học nghề hay nghệ thuật tự do. Bản thân mình phải biết chính mình yêu thích nghề nào nhất. Khi đó hãy theo đuổi nó hết mình thì bạn sẽ nhận ra hướng đi phù hợp của bản thân.
Đây là 1 trong những lý do tại sao ba mẹ nên lùi lại 1 bước để nhìn rõ hơn về lựa chọn của con cái, Mangan nói: "Mỗi người là 1 bản thể riêng biệt, tôi là chuyên gia của tôi, bạn là chuyên gia của chính bạn, họ là chuyên gia của chính họ. Và không ai có thể hiểu rõ bản thân nhất ngoài chính mình. Đâu thể cứ đi tâm sự với mọi người suốt những điều mà bản thân đang theo đuổi."