Nghe bạn bè thế giới nói gì về du học sinh Việt Nam?

Trace, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 30/05/2015
Chia sẻ

Hiện nay cộng đồng du học sinh Việt Nam ngày càng mở rộng khắp năm châu bốn bể, qua quá trình học tập, sinh sống, giao lưu văn hóa, họ đã để lại những ấn tượng gì cho bạn bè quốc tế?

Du học đã và đang dần trở thành một xu hướng tích cực dành cho các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam, dành cho những ai muốn vươn mình đi xa hơn, nâng cao tầm mắt và tạo dựng một quãng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời. Hiện nay cộng đồng du học sinh Việt Nam ngày càng mở rộng khắp năm châu bốn bể, qua quá trình học tập, sinh sống, giao lưu văn hoá, họ đã để lại những ấn tượng gì cho bạn bè quốc tế?

Kỷ luật rất cao trong học tập

Đến với vùng đất Phần Lan xinh đẹp, bạn Arttu 24 tuổi, hiện đang theo học tại trường Đại học Ứng dụng Seinäjoki (SEAMK) chia sẻ: "Tôi biết có rất nhiều bạn du học sinh Việt Nam tại vùng nam Ostrobothnia này. Tôi thấy các bạn ấy rất chăm chỉ và thân thiện, luôn đi học đúng giờ, đặc biệt các bạn ấy có những mục tiêu học tập rất rõ ràng, luôn cố gắng đạt điểm cao, hoàn thành tốt các bài tập được giao."

Arttu 24 tuổi, sinh viên trường trường Đại học Ứng dụng Seinäjoki (SEAMK) (bên phải).

Cô Johanna, giảng viên tiếng Phần Lan không ngớt lời khen ngợi: "Các bạn rất thân thiện, đặc biệt luôn có mục tiêu trong học tập. Một điểm đáng khen là các bạn rất chịu khó học tiếng Phần với một mục tiêu cụ thể để có thể tự tin giao tiếp và dễ dàng xin việc tại Phần Lan chứ không quan trọng về điểm số hay có được sự đánh giá của giáo viên. Các bạn học để hiểu và áp dụng trong cuộc sống thực tế. Tôi có một số bạn học sinh đã tốt nghiệp, họ rất năng động trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm. Các bạn Việt Nam rất tôn trọng nội quy của trường lớp cũng như xã hội. Ngoài ra, các bạn rất tích cực tham gia vào các hoạt động trường lớp cũng như hoàn thành đầy đủ bài tập được giao. Tuy nhiên, đôi khi có một số bạn đi học muộn hoặc nộp bài chậm so với kỳ hạn, nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng đến kết quả học tập."

Cô Johanna, giảng viên tiếng Phần.

Học sinh Việt Nam còn rụt rè, gặp nhiều trở ngại và áp lực

Cô Johanna chia sẻ thêm: "Trong số các học sinh của tôi có vài bạn biết tiếng Phần Lan. Đa số các bạn Việt Nam rất rụt rè ít nói. Tuy nhiên, có thể vì học sinh của tôi biết tiếng Phần nên các bạn ấy rất chịu khó giao tiếp (cười)."

Bạn Arttu nhận xét: "Các bạn ấy rất tích cực sinh hoạt nhóm cũng như các hoạt động trong giờ học. Tuy nhiên, các bạn Việt Nam có vẻ còn rụt rè, chưa thực sự năng nổ trong các hoạt động xã hội, nhưng điều đó cũng bình thường vì sinh viên Phần Lan cũng rụt rè như vậy mà (cười)."

"Đa số sinh viên nam Việt Nam rất vụng về trong giao tiếp xã hội, và không hoà đồng giữa đám đông." Christopher tiếp tục đưa ra các điểm yếu về sinh viên Việt.

Christopher (ngoài cùng bên phải)

Trò chuyện với thầy Corey Stone, cố vấn học tập tại Đại học Texas A&M, thầy tận tình chia sẻ: "Trong số các sinh viên châu Á, tôi làm việc nhiều nhất là với sinh viên Việt Nam. Sinh viên Việt là những bạn trẻ làm việc rất chăm chỉ và có khiếu ngoại giao. Điểm số của họ thường không ổn định, có lúc điểm rất cao, đôi khi lại thấp thậm tệ. Tại sao lại như vậy bạn có biết không? Lý do chủ yếu đến từ áp lực gia đình thúc đẩy, hoặc cũng có thể do năng khiếu bẩm sinh nên họ học rất giỏi. Nhiều trường hợp gặp khó khăn vì học ở những trường phổ thông chất lượng dạy học kém, chủ yếu là vùng Houston. Một nguyên nhân nữa là vì có quá nhiều người Việt Nam sinh sống tại cộng đồng này nên gây ảnh hưởng tiêu cực đến lớp trẻ (Houston là nơi có hiện tượng Việt Nam bão hoà). Nhưng lý do lớn nhất gây trở ngại cho học sinh Việt nói chung chính là rào cản ngôn ngữ, những bạn không sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thường gặp nhiều khó khăn khi phát âm từ vựng, giao tiếp sẽ không tự tin thoải mái. Cho dù họ viết rất tốt, nhưng vấn đề giao tiếp đã khiến họ không thể tiến xa được."

Thầy Corey Stone (bên phải) cùng bạn Đức Nguyễn, du học sinh Việt tại Texas.

Học sinh Việt Nam học chăm, chơi hết mình

Tại trường đại học Nagoya, Nhật Bản, bạn Nozaki Hiroki không cần suy nghĩ lâu đã hào hứng trả lời: "Sinh viên Việt Nam mọi người ai cũng học giỏi (cười). Hồi cấp ba mình chỉ chọn học các môn mình thích, nên bây giờ khi phải học các môn Liberal Arts (các môn học chung), gặp nhiều môn “khó nhằn” lắm. Nhưng các bạn Việt Nam thì môn nào học cũng giỏi."

Bạn Nozaki Hiroki

Bạn Kubota Genki vui vẻ nói: "Ấn tượng của mình là các bạn rất thông minh. Con trai thì đá bóng giỏi. Con gái thì hình như chăm hơn con trai (cười)."


Bạn Kubota Genki (bên phải).

Đồng thời Christopher cũng ghi nhận những điểm tốt của sinh viên Việt Nam: "Điểm tốt là họ tốt bụng, thích kể chuyện cười, đặc biệt là những chuyện đùa về màu da sắc tộc và tự cười bản thân. Họ chơi thể thao khá tốt."

Bạn Puspa khuyên rằng: "Học sinh Việt Nam cần tìm hiểu thêm về các môn thể thao Mỹ như Bóng bầu dục, Bóng chày, Gôn..."

Thầy Corey dường như rất thấu hiểu sinh viên Việt Nam: "Các bạn Việt Nam rất thích đùa, sẽ không khoa trương khi gọi họ là những cây hài trong lớp học, họ buộc phải hài hước để có thể đối phó với điểm yếu của mình trong tiếng Anh. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam vẫn dành nhiều sự quan tâm nhiệt tình đến tất cả mọi người, từ người Mỹ gốc Âu, Mỹ La Tinh, Mỹ gốc Phi đến những bạn châu Á khác. Đối với họ, gia đình là tất cả và họ cũng không quên thể hiện lòng trung thành đối với bạn bè của mình."

Du học sinh Việt có rất nhiều điểm mạnh, luôn ghi điểm với bạn bè thế giới, bên cạnh đó vẫn còn các khuyết điểm mà không chỉ riêng du học sinh, các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam cần phải khắc phục để có thể tiến bộ hơn, tiến xa hơn, cùng hoà nhập 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày