Việc đi du học thật sự không còn mới mẻ đối với chúng ta. Đó
không còn là chuyện hiếm thấy khó tìm như những năm 2000 - 2005. Nhà nước mở cửa,
bước vào nền kinh tế mới. Đó là lí do các bạn trẻ trong nước ngày càng có nhiều
cơ hội để thực hiện hoài bão, ước mơ được bước chân đến các xứ sở xa xôi để tiếp
thu những nền văn hóa khác, để trải nghiệm và thử thách chính bản thân mình.
Cho dù kinh phí để đi du học không hề rẻ và thực hiện hồ sơ phỏng vấn không đơn
giản. Nhưng bạn có biết khi học tập và làm việc nơi xứ người. Bạn sẽ gặp những
trắc trở như thế nào không?
Theo luật của Mỹ, sinh viên quốc tế không được phép đi làm. Tuy nhiên, các trường đại học tại Mỹ cũng có một chính sách đặc biệt, nếu sinh viên quốc tế muốn đi làm, bạn phải đạt điểm A trong 02 năm liền cùng với giấy bảo lãnh của giáo sư, bạn sẽ được cấp số an ninh xã hội và được phép làm việc trong trường. Bạn có thể làm việc tại các cửa hàng được mở trong khuôn viên trường, chuyên bán về các đồ dùng học tập, áo quần có khắc logo của trường, hoặc bạn có thể làm trợ giảng cho giáo viên. Tuy nhiên, việc chi trả chi phí cho cuộc sống tại Mỹ quả không phải là điều đơn giản, dẫn đến việc có rất nhiều du học sinh bất chấp luật pháp để “đi làm chui”, cho dù có rất nhiều lời cảnh cáo của Đại sứ quán Mỹ. Chúng tớ đã có dịp gặp gỡ với một số chủ cửa hàng nails, nhà hàng và trà sữa tại Mỹ để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Chị L.N, một chủ tiệm nails tại Akansas cho biết: "Nhận du học sinh vào làm việc cũng khó khăn lắm. Một phần vì thương hoàn cảnh của các em, muốn sống tự lập không nhờ cậy vào sự giúp đỡ của ba mẹ. Nhưng bên cạnh đó thì những người làm chủ như chị cũng gặp bất trắc nếu bị cảnh sát kiểm tra hoặc phát hiện mình che giấu người lao động bất hợp pháp."
Anh Anthony Trần, chủ nhà hàng Phở tại Los Angeles:
"Quán anh có 03 bạn là du học sinh đang làm việc, công việc này không cần
bằng cấp như nails, nhưng quán anh đã có trường hợp du học sinh bị phát hiện.
May mắn là cô bé đó đã trình bày hoàn cảnh gia đình đột dưng có một số vấn đề
khó khăn về tài chính, mà cô bé đó vẫn muốn đi học nên đã đánh liều đi làm thêm
phụ giúp gia đình, vì vậy sở di trú đã đồng ý cấp học bổng và không đuổi về nước.
Đó là trường hợp may mắn duy nhất anh thấy."
Chị L.N: "Nếu như các bạn đi du học mà có số an sinh xã hội do nhà trường cấp, thì các bạn vẫn có thể có bằng nails. Nhưng lại không được quyền đóng thuế. Đó là lí do mà lương mỗi tuần của các bạn được chia 5:5 hoặc trừ thuế 20% trên tổng số tiền được nhận. Còn về việc bóc lột sức lao động thì chị không biết, vì mình người Việt với nhau mà (cười)."
Bạn T.A sống tại Houston (Tesax): "Vì đồng đô la Mỹ lớn hơn đồng Việt Nam. Nên mình cũng phải đi làm phụ giúp gia đình, một phần cũng muốn tập tính tự lập. Có những hôm đang làm Nails mà có thanh tra y tế xuống kiểm tra bằng cấp bất ngờ. Tụi mình phải đứng lên chạy ra phía sau rồi lái xe đi luôn."
H.T là du học sinh tại Chicago cho biết: "Mình làm nhà hàng của anh mình nên cũng không sợ nhiều. Nhưng hầu hết các bạn du học sinh tại Mỹ đều đi làm, không riêng gì Việt Nam. Còn có Hàn, Trung Quốc và Ấn độ. Chung hoàn cảnh nên thường giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như học tập."
T.A: "Đi làm tuy có mệt nhọc đôi chút, nhưng đổi lại là sự trưởng thành và chai lì trong môi trường bận rộn khắt nghiệt. Dù gia đình mình có khá giả bao nhiêu, thì việc "đi làm chui" vẫn là thử thách mà đại đa số các du học sinh muốn vượt qua, mình nghĩ vậy (cười )."
HT: "Nếu gia đình mình có điều kiện thì mình vẫn muốn thử sức làm. Vì mình là con trai mà, nên sự ham thích mạo hiểm lại càng lớn hơn. Đúng không? (cười )"
Qua đó, chúng ta có thể thấy việc "đi làm chui" là
bất hợp pháp, nhưng vẫn có một phần du học sinh đã và đang đi làm chui. Vì muốn
sống tự lập, muốn trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm trong một môi trường bận
rộn khắt nghiệt, những sự việc dở khóc dở cười ngày ngày vẫn diễn ra trên một đất
nước rộng lớn, nhưng giá trị mang lại là không hề nhỏ đối với tuổi trẻ của những
chủ nhân tương lai.