Lý Quang Diệu - Sự kết hợp hoàn hảo của giáo dục Anh quốc và Singapore
Ngài Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, người thường được nhắc tới như một "nhà độc tài mềm mỏng" đã đưa đảo quốc sư tử biển trở thành một con rồng châu Á, một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới. Thành công xuất sắc đó không thể không kể đến nền tảng giáo dục vững chắc mà ông Lý thụ hưởng từ những trường đại học hàng đầu thế giới tại Anh và Singapore.
Đại học Raffles (tiền thân của đại học quốc gia Singapore), Đại học Fitzwilliam, Đại học Cambridge, Trường Kinh tế Luân Đôn là những trường đại học mà vị thủ tướng có ảnh hưởng chính trị lớn nhất Singapore này từng theo học. Đại học quốc gia Singapore - NUS là viện đại học lâu đời nhất và có số sinh viên nhiều nhất Singapore. Đồng thời, đây cũng là trường đứng thứ hai trong bảng xếp hạng 100 đại học tốt nhất châu Á năm 2015, theo Times Higher Education và đứng thứ 23 trong danh sách những đại học hàng đầu thế giới.
Không chỉ Lý Quang Diệu, đại học này còn là nơi đào tạo 03 Thủ tướng
và Chủ tịch Singapore, hai Thủ tướng Malaysia cùng các chính trị gia, doanh
nhân và nhà giáo dục nổi tiếng khác. Nơi đây thực sự xứng đáng là trường đại
học đại diện cho nền giáo dục phát triển và uy tín của Singapore.
Anh Quốc với các trường đại học cổ kính và đứng đầu thế giới là nơi thứ hai cung cấp môi trường học tập lý tưởng cho Lý Quang Diệu. Ông từng theo học Luật tại Đại học Fitzwilliam trực thuộc Viện Đại học Cambridge. Được thành lập vào năm 1209, Cambridge là viện đại học lâu đời thứ hai trong thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford, và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động.
"Oxbridge" - tên ghép của Cambridge và Oxford, đã trở thành biểu
tượng mỗi khi người ta nhắc đến giáo dục Anh Quốc và là điểm đến mơ ước của
hàng triệu sinh viên toàn cầu. Bên cạnh đó, Lý Quang Diệu có một thời gian ngắn
theo học tại trường Kinh tế London (LSE), trường đứng thứ 02 trong Top những
trường nghiên cứu Khoa học mạnh nhất sau Cambridge theo hai trong số ba bảng
xếp hạng chính của đại học Anh là Times và Sunday Times.
Thaksin Shinawatra - Ông trùm truyền thông có
bằng Tiến sỹ "Tư pháp Tội phạm"
Thaksin là
cựu Thủ tướng Thái Lan, một trong những chính khách tên tuổi trên trường chính
trị châu Á và thế giới trong những năm đầu của thế kỷ 21. Ông được biết đến như "ông trùm dân túy Thái" hay "ông trùm truyền thông cai trị đất nước như một
CEO".
Được biết đến
như một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại Thái Lan và là một tỷ phú trong
ngành truyền thông nhưng ít ai biết rằng xuất phát điểm của Thaksin là ngành
cảnh sát. Ông tốt nghiệp Học viện Cảnh sát, theo học Thạc sỹ Tư pháp Tội phạm
tại Đại học Eastern Kentucky (EKU) và nhận học vị Tiến sỹ cùng chuyên ngành tại
Đại học Sam Houston, tiểu bang Texas. Ngành học của Thaksin tại EKU là một
trong những ngành học tốt nhất của trường này được xếp hạng quốc gia, bên cạnh
đó EKU trong 07 năm liền nằm trong Top 10% các trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Tương tự như
vậy, Tư pháp Tội phạm tại trường Sam Houston cũng là một trong những chương
trình được công nhận quốc gia trong hơn 80 chương trình Cử nhân và hơn 50
chương trình cấp bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ. Tên của ngôi trường này được đặt tên từ
tên của một vị anh hùng và nơi đây trở thành một trong những trường có bề dày
lịch sử và chất lượng giáo dục uy tín nhất bang Texas.
Ban Ki-moon - Nhà ngoại giao từ Đại học Quốc gia
Seoul
Là cựu Ngoại
trưởng Hàn Quốc, năm 2006, Ban Ki-moon chính thức trở thành Tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc thứ tám và hiện đang nắm giữ cương vị này ở nhiệm kỳ thứ hai của
mình. Ông Ban được nhắc đến như "lão Nho trầm lặng ở Liên Hiệp Quốc"
nhưng lại là người duy nhất dám nói về những chuyện "hậu trường" của Liên Hợp
Quốc khi còn đang tại vị.
Xuất phát điểm của Ban Ki-moon là Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế Đại học Quốc gia Seoul, trường đại học danh giá và uy tín nhất Hàn Quốc hiện nay. Tại đất nước xứ Kim Chi, cánh cửa đại học được coi như bước ngoặt quan trọng nhất của cuộc đời, và bước vào trường Đại học Seoul là một khởi đầu vô cùng thuận lợi cho con đường sự nghiệp. Áp lực kỳ thì đại học quốc gia tại đất nước này vô cùng kinh khủng khi có nhiều thí sinh rơi vào tình trạng trầm cảm, kiệt sức hay thậm chí là tự tử.
Đại học quốc gia Seoul là một trong những trường đại học có điểm đầu vào cao ngất ngưởng và tỷ lệ chọi "khốc liệt". Danh tiếng của trường đại học này không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Hàn Quốc mà đã vươn tầm ra thế giới, sánh vai cùng các trường hàng đầu châu Á và các quốc gia Âu Mỹ. Năm 2012, trường xếp thứ 04 châu Á, thứ 37 trên thế giới theo QS World University Rankings; thứ 08 châu Á theo Times Higher Education World University Rankings.
Rất nhiều những cá nhân xuất sắc từ khắp các lĩnh
vực là cựu học sinh của ngôi trường này, có thể kể đến cựu Thủ tướng Hàn Quốc
Chung Unchan, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon trong lĩnh vực Chính trị,
Giám đốc điều hành SM Entertainment Lee Soman, CEO của điện tử Sam Sung Lee
Yoonwoo, Kim Tae Hee, một trong ít những người làm nghệ thuật có thành tích học
tập vô cùng xuất sắc...
Tương tự như
rất nhiều các nhà hoạt động chính trị trên toàn thế giới, Ban Ki-moon nhận bằng
Thạc sỹ Quản lý công tại Trường Đào tạo Nhà nước John F. Kennedy tại Đại học
Harvard vào năm 1985. Cùng với Trường Hành chính quốc gia Pháp (Ecole Nationale
D’Administration), trường John F. Kennedy of Government là một trong những nơi
đào tạo chính khác và nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới. Nhiều những
công trình nghiên cứu của trường đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến các giải
pháp cho những vấn đề chính trị của các nước.
Mahathir bin Mohamad - Học Y khoa có thể làm
chính trị?
Trong 22 năm cầm quyền của mình, vị cựu Thủ tướng Malaysia này đã dẫn dắt Malaysia qua những bước phát triển thần kỳ, trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất khu vực các nước Asean. Tuy trong quá trình đương nhiệm và sau khi về hưu, Mahathir bin Mohamad có những đóng góp và cống hiến nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, nhưng ông lại bắt đầu con đường chính trị của mình từ vị trí chuyên viên y tế chính phủ với tấm bằng Cử nhân từ Đại học Y khoa King Edward VII Singapore.
Hiện nay, trường đại học này đã qua nhiều lần đổi tên và trở thành trường Y
Yong Loo Lin trực thuộc Đại học Quốc gia Singapore NUS. Cùng với ngành Nghệ
thuật - Nhân văn, Công nghệ, Khoa học Cuộc sống, Y dược là ngành xếp thứ hai
toàn châu Á.