Công ty Sillion Valley làm việc cùng với trường Công lập Summit và một số mạng lưới trường học địa phương để phát triển phần mềm giáo dục. Cụ thể với phần mềm này, nhà trường có thể sử dụng để giúp các học sinh của mình học theo khả năng tiến độ của từng người. Dự án được quản lý bởi Mark Zuckerber, người đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của Facebook, và bên cạnh đó là một trong những phụ tá hàng đầu của Mark Zuckerberg, Chris Cox.
Ông Cox đã viết trong một bài đăng trên blog
về việc công bố sáng kiến: “Chúng tôi nhận thấy rằng, đây là một cơ hội tốt để
chúng tôi có thể áp dụng kinh nghiệm vào việc cải thiện chất lượng giáo dục
trong tương lai. Tất cả chúng tôi đã cố hết sức để tìm ra một phương pháp nào
đó, và giờ đây, chúng tôi nghĩ, đó chính là xây dựng một phần mềm.”
8 nhân viên của Facebook đã được phân công
thời gian để chuẩn bị cho dự án. Dự án được âm thầm lặng lẽ bắt đầu vào cuối
năm ngoái, sau khi giám đốc điều hành của hệ thống giáo dục Summit, bà Diane
Tavenner, đề nghị sự giúp đỡ để cải thiện các phương thức giáo dục được mà thời
gian qua được phát triển bởi kỹ sư phần mềm duy nhất của Summit.
“Chúng tôi nghĩ phần mềm này sẽ thực sự thúc đẩy bởi vì chúng tôi biết cách đưa trẻ em tiếp cận với nền giáo dục và đặt quyền điều khiển việc học tập trong tay chúng,” bà Tavenner cho biết thông qua một cuộc phỏng vấn trên điện thoại. Bà chia sẻ, phần mềm này cho phép học sinh làm việc trực tiếp với giáo viên để tạo ra những giờ học thú vị và các kế hoạch chất lượng, phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể quản lý và theo dõi tiến độ của từng cá nhân.
Đây là một phần mềm tách biệt, không thuộc phạm trù của mạng xã hội Facebook. Hiện nay, phần mềm này đã được sử dụng tại 09 trường trong hệ thống các trường Summit và ở 20 trường khác. Bà Tavenner nhận xét: “Mục đích của chúng tôi là chia sẻ nó với tất cả mọi người, những ai thực sự muốn,” bao gồm cả những trường công lập khác. Và đặc biệt, đây là một phần mềm miễn phí cho tất cả người sử dụng.
Cả Facebook và Summit đều cam kết với chính
phủ liên bang rằng, họ tôn trọng các hoạt động riêng tư của học sinh, và họ
không hề sử dụng phần mềm này cho một mục đích nào khác.
Và điều này đã làm các nhà phê bình nghi ngờ
về điều đó.
“Danh tiếng của Facebook không xác thực được
điều gì khi đề cập đến vấn các đề riêng tư,” Leonie Hamson, giám đốc điều hành
của Class Size Matters, một nhóm phi lợi nhuận, đã từng chỉ trích một số công
ty lợi dụng quyền lợi của học sinh.
Mặc dù, sự nỗ lực vẫn còn chưa đủ, nhưng
Facebook cho biết, họ đã thực hiện một cam kết lâu dài đối với ngành giáo dục. Sự
việc này đã tạo ra một tiếng vang lớn đối với sự nỗ lực “cứu thế giới” của các
công ty khác. Chẳng hạn như Internet.org, với mục đích phổ cập mạng lưới
Internet với hàng tỷ người.
Càng ngày, tầm quan trọng của những bài học
hiệu quả theo nhu cầu của học sinh càng được ngành giáo dục quan tâm. Và thực sự,
công nghệ hoàn toàn có khả năng làm nên sự chuyển đổi. Nhưng bên cạnh đó, những
người ủng hộ cũng cảnh báo rằng: Liệu công nghệ có hỗ trợ được sinh viên học tập
tốt hơn? Và rằng có phải giáo viên phải dùng đến những sản phẩm hỗ trợ của công
nghệ thì bài học mới có hiệu quả?
“Bạn không thể mong đợi rằng chúng tôi sẽ tạo
ra một nền tảng hoàn hảo và bạn quẳng nó vào tất cả các trường. Và sau đó bạn
cho rằng, tất cả học sinh sẽ đều cảm thấy thoải mái khi sử dụng nó.” Rebecca E.
Wolfe, giám đốc phát triển sáng kiến về việc học cá nhân của tổ chức Chính sách
Giáo dục phi lợi nhuận, Jobs for the Future.
Mark Zuckerberg đã chứng minh sự quan tâm của
mình tới giáo dục từ năm 2010, khi anh tặng 100 triệu USD (khoảng 2.000 tỷ đồng)
để cải thiện các trường công lập tại Newark. Nhưng dường như nó vẫn không làm
thỏa mãn ước vọng của Zuckerberg. Năm ngoái, anh và vợ, Priscilla Chan, đã đóng
góp thêm 120 triệu USD (khoảng 2.400 tỷ đồng) cho các học sinh nghèo khó tại
khu vực vịnh San Francisco, và họ đã phân phối số tiền này tới khoảng 12 tổ chức,
trong đó bao gồm cả hệ thống các trường Summit.
Giống như Internet.org, sáng kiến mới nhất về
giáo dục của Facebook không hoàn toàn là hoạt động từ thiện, nhưng cũng không
hoàn toàn với mục đích kinh doanh. Công ty sẽ có quyền sở hữu đối với những
đóng góp để tạo nên phần mềm gốc của Summit và cuối dùng là sử dụng nó để tiến
vào thị trường kinh doanh các phần mềm giáo dục khác.
Mike Sego, giám đốc kỹ thuật của Facebook, người thực hiện dự án phần mềm Summit chia sẻ rằng, đối với họ, việc kiếm tiền không phải là mục tiêu trước mắt. “Bất cứ khi nào tôi hỏi Mark 'Tôi có cần nghĩ về nó như một việc kinh doanh không?' Mark luôn trả lời rằng 'Đó không phải là vấn đề ưu tiên bây giờ. Chúng ta chỉ nên tiếp tục làm dự án này tốt hơn'.”