Lý do nên chọn Đức để du học
Du học ở Đức cũng có nhiều điểm khá tương đồng với du học tại Pháp, nhất là về khoản học phí. Chính phủ hỗ trợ tối đa học phí cho du học sinh ở hầu hết các trường. Bạn có thể theo học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức và bằng cấp du học ở đây thì được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
Hơn thế, lượng du học sinh Việt Nam tại Đức rất nhiều, lên đến con số 4.000 người, vậy nên các bạn sẽ dễ dàng giúp đỡ nhau hơn.
Hồ Wansee
Từ tháng 4/2012, các ngành học tại hơn 70 trường ĐH ở bang Baden Wurttemberg sẽ không thu học phí. Các bạn có thể tham khảo học phí tượng trưng ở Đức nhé. Học phí tượng trưng có khi chỉ chênh lệch từ 63 Euro/học kỳ (~1 triệu 6 VNĐ) cho tới 105 Euro/học kỳ (~2 triệu 7 VNĐ). Đối với các ngành Tổng hợp kỹ thuật, Khoa học xã hội, Thiết kế thời trang, Khoa học kỹ thuật có thể chênh lệch từ 150 Euro - 218 Euro/kỳ (~2 triệu 7 - 5 triệu 6 VNĐ). Rất hợp lý phải không các bạn!?
Một số lưu ý cho teen trước khi quyết định du học
Bởi vì tiếng Đức là ngôn ngữ rất phổ biến ở châu Âu, cũng như bạn không thể đạt được tối đa hiệu suất học tập khi không biết tiếng bản địa. Thế nên bạn sẽ phải học tiếng đấy và điều kiện học tiếng là gì teen có biết không? Chính là các bạn phải đậu đại học ở Việt Nam, để được học tiếp dự bị đại học ở Đức. Giấy tờ cần thiết teen sẽ nộp tại bộ phận kiểm tra học vấn APS để nhận chứng chỉ APS, chứng chỉ này là điều kiện để teen có thị thực đi học tiếng hoặc học dự bị tại Đức.
Bức tường Berlin
Đây chính là trường đại học Berlin
Trường đại học Hannover
Trường đại học Humboldt
Teen phải nghiên cứu xem trường mình đăng ký học nhận đơn trực tiếp hay nhận đơn ở Unit-assist (Trung tâm dịch vụ cho các đơn đăng ký đại học quốc tế), rất nhiều trường ĐH ở Đức chỉ nhận đơn qua hệ thống này.
Tiếp theo, chính phủ chỉ trả học phí cho bạn khi bạn đã bắt đầu học dự bị đại học, nghĩa là bạn phải tự trả tiền học tiếng Đức, tổng chi phí cho việc này là tầm 6000 – 8000 Euro (~156 triệu - 208 triệu VNĐ).
Cuối cùng, teen phải nhờ ba mẹ mở một tài khoản phong tỏa theo đúng yêu cầu tại Deustche Bank AG chi nhánh TP.HCM nữa nhé.
Nơi “trú chân” cho teen du học
Chi phí cho phòng trọ sẽ chiếm phần lớn trong sinh hoạt phí của teen, cũng tùy theo từng khu vực, thành phố mà giá cả sẽ có sự chênh lệch nhất định. Top các thành phố đắt đỏ là thủ đô Berlin, Munich, Mannheim, Heidenberg, Frankfurt… trong khi các thành phố có giá thuê rẻ hơn là Aachen, Kiel, Emden thì teen phải chi tầm 175 – 240 Euro (~4,5 triệu - 6 triệu VNĐ) tiền thuê nhà một tháng.
Cầu ở Cologne
Như vậy, giá cả thuê phòng có thể chênh lệch từ 170 – 350 Euro/tháng (~4,5 triệu - 9 triệu VNĐ), phòng trong ký túc xá trung bình 200 Euro/tháng (~5 triệu VNĐ), phòng trong một căn hộ, chia sẻ với bạn khác tầm 240 Euro/tháng (~6 triệu VNĐ). Teen nên nghiên cứu chỗ ở trước khi sang, trường hợp bất đắc dĩ sang Đức rồi mới tìm nhà ở thì có thể yêu cầu văn phòng quốc tế tại trường bạn giúp đỡ nhé.
Ăn uống như thế nào nhỉ
Chi phí ở Đức không rẻ nên thường các bạn du học sinh sang đây đều chọn cách tự nấu nướng cho đỡ chi phí. Đồ ăn ở Đức cũng khá dễ ăn và hệ thống siêu thị rất đa dạng, phong phú giúp cho sinh viên Việt Nam đỡ phần nào việc nấu nướng.
Ngọc Lan (Frankfurt) cho biết: “Mình chọn nấu ăn để share với các bạn trong nhà. Đồ ăn ở Đức cũng khá dễ ăn nhưng hay có nhiều dầu mỡ, đồ chiên nướng. Rau xanh như ở Việt Nam cũng hiếm và khá đắt”.
Nhã Nam (Berlin) chia sẻ: “May mắn cho học sinh ở Berlin là có khu chợ người Việt gọi là Đồng Xuân Center, những quầy hàng nhỏ ở quận Lichtenberg bán đồ Việt Nam”.
Chợ Việt tại Berlin
Bên trong khu chợ Việt tại Berlin.
Chi phí cho việc ăn uống nếu bạn ở các thành phố khác nhau cũng không chênh lệch nhiều, tối đa 160 Euro/tháng (~4 triệu VNĐ) nếu bạn tự nấu ăn. Sau đây là một số giá thực phẩm cho teen tham khảo nhé:
- 1 ổ bánh mỳ: 1,5 – 3€ (39 nghìn - 78 nghìn VNĐ)
- 1kg táo: 2€ (52 nghìn VNĐ)
- 1kg khoai tây: 1€ (26 nghìn VNĐ)
- 1lít sữa: 0,5 - 1€ (13 nghìn - 26 nghìn VNĐ)
- 1 chai nước tinh khiết (0,75lit): 0,3€ (7 nghìn VNĐ)
- 1 cốc cà phê tại quán: 2,5€ (65 nghìn VNĐ)
- 1 cốc bia tại quán (0,3lit) 2 - 3€ (52 nghìn - 78 nghìn VNĐ)
Giao thông đi lại
Ở Đức du học sinh thường chọn tàu điện ngầm, phương tiện phổ biến nhất ở nước này. Hoặc với những ai muốn tiết kiệm hơn các bạn có thể sử dụng xe đạp, có riêng phần đường xe đạp trên vỉa hè. Bên cạnh đó, hệ thống xe bus ở Đức cũng khá phát triển. Chi phí cho việc đi lại của các bạn nếu sử dụng phương tiện công cộng một tháng tầm 30 - 40 Euro (~700 nghìn - 1 triệu VNĐ).
Tàu điện ngầm Berlin
Tàu điện ngầm Munich
Minh Anh (Munich) chia sẻ: “Mình thích hệ thống tàu điện ngầm của Đức. Có trạm, subway và hệ thống tàu điện trên không. Thích nhất là những ga điện ngầm tràn đầy màu sắc hình ảnh rất đẹp”.
Vui chơi, giải trí ở Đức
Có lẽ Đức là nơi người dân sôi động và hài hước, nhiệt thành nhất ở châu Âu. Không chỉ có những lễ hội bia hoành tráng như teen thường thấy, Đức còn nổi tiếng bởi những kiến trúc cổ xưa đẹp mê li và ma trận của nghệ thuật đường phố đỉnh cao. Cùng chiêm ngưỡng với chúng tớ nhé.
Cao ốc khu mua sắm
Lễ hội bia Oktoberfest
Tháp truyền hình Berlin
Lưu ý cho teen khi muốn làm thêm tại Đức
Du học sinh được làm 90 ngày làm việc/năm (full time) hoặc 180 ngày/năm (part time)
Trong thời gian học, bạn sẽ được làm tối đa 20 giờ/tuần. Còn trong kỳ nghỉ, bạn có thể thoải mái làm thêm theo mong muốn.
Theo quy định, sinh viên nước ngoài được phép làm thêm cả trong lẫn ngoài trường. Các công việc trong trường thường là phụ việc trong phòng thí nghiệm, phòng máy, phòng sinh viên, nhà ăn,… Tuy nhiên, số lượng công việc có hạn mà sinh viên lại đông, các bạn du học sinh Việt Nam thường tìm tới các công việc bên ngoài.
Nếu các bạn làm việc cho các cửa tiệm mà người Việt Nam làm chủ thì mức lương thường sẽ thấp hơn. Khi làm việc với chủ là người bản xứ, các bạn nên nhớ người Đức là những người rất coi trọng giờ giấc, lời hứa, trách nhiệm công việc, sự chăm chỉ và tính kiên nhẫn.