Hành trình "vật vã" đi tìm phương thuốc chữa căn bệnh "đau khổ" mà 80 triệu người mắc phải

Thiên Dung, Theo Trí Thức Trẻ 20:42 17/01/2017
Chia sẻ

Hành trình gian nan chữa bệnh nói lắp này đã bắt đầu từ lúc con người có khả năng ghi chép sử sách và kéo dài cho đến tận ngày nay.

Tự cổ chí kim, nói lắp đã và đang là một tật gây nhiều phiền toái trong cuộc sống của con người ở khắp nơi trên thế giới. 

Tuy nhiên, biết bao danh y, thầy thuốc và các nhà khoa học phải đau đầu trong hàng ngàn năm mà vẫn chưa có một phương pháp điều trị dứt điểm nào cả. Còn người bệnh thì vẫn cảm thấy vô cùng khổ sở mà không biết phải làm sao.

Hành trình vật vã đi tìm phương thuốc chữa căn bệnh đau khổ mà 80 triệu người mắc phải - Ảnh 1.

Nói lắp là một tật rất khó chịu

Hãy cùng nhau nhìn lại hành trình của nhân loại trong việc tìm ra thuốc chữa cho tật này nhé.

Từ những cách chữa trị bằng cách luyện tập phát âm

Demosthenes được biết đến như là một chính khách và nhà hùng biện xuất chúng người Athena thời Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 4 trước CN. Tuy nhiên, có một điều ít ai biết đó chính là: ông bị nói lắp rất nặng.

Hành trình vật vã đi tìm phương thuốc chữa căn bệnh đau khổ mà 80 triệu người mắc phải - Ảnh 2.

Chân dung Demosthenes

Demosthenes rất may mắn khi gặp được Satyrus - một người hoạt ngôn của Hy Lạp - làm người trị liệu ngôn ngữ cho mình. Satyrus đưa ra những bài tập phát âm cho ông bao gồm: luyện tập trước một cái gương, ngậm đá cuội trong miệng và tập nói một cách hùng hồn.

Chính nhờ Satyrus mà lịch sử chúng ta mới có một nhà hùng biện xuất chúng như Demosthenes, chứ không phải một người thất bại vì tật nói lắp khủng khiếp của mình.

Cho đến những biện pháp có phần "dã man", nhưng vô dụng

Aetius (sống vào khoảng thế kỷ thứ 6) là thầy thuốc của Hoàng đế Jutinianus của đất nước Byzantine (Đế quốc tại Đông La Mã). Aetius cho rằng lưỡi bị trục trặc là nguyên nhân của bệnh nói lắp, từ đó đề xuất... chia đôi dây hãm lưỡi. Đương nhiên, đây chỉ là một phỏng đoán chủ quan của Aetius.

Hành trình vật vã đi tìm phương thuốc chữa căn bệnh đau khổ mà 80 triệu người mắc phải - Ảnh 3.

Thắng lưỡi (hay còn gọi là dây hãm lưỡi)

Vào khoảng thế kỷ thứ 18 – 19, một bác sĩ người Đức tên là Johann Frederick Dieffenbach đã sáng tạo ra một phương pháp phẫu thuật chữa nói lắp rất thịnh hành ở châu Âu trong nhiều năm liền. Ông phẫu thuật một đường ngang ở gốc lưỡi, sau đó cắt bỏ toàn bộ phần đệm tam giác.

Việc này sẽ gây cản trở sự liên kết của cơ lưỡi với những dây thần kinh của chúng nhằm mục đích điều chỉnh hoặc chữa sự co giật cơ. Đương nhiên phương pháp này cũng không có tác dụng.

Cho đến những phương pháp nhân đạo hơn nhưng cũng không cho kết quả

Bác sĩ phẫu thuật J.M.G Itard tại Paris vào những năm đầu thế kỷ thứ 19 đã phát minh ra một phương pháp chữa tật nói lắp mang chính tên ông: chiếc nĩa của Itard.

Ông dùng một chiếc nĩa bằng vàng hoặc ngà voi, kẹp vào giữa ổ răng của hàm để hỗ trợ cho lưỡi khi nói. Ông cho rằng nói lắp có nguyên nhân là sự yếu cơ của lưỡi. Phương pháp này có hiệu quả trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó tật nói lắp vẫn tiếp tục tái diễn.

Hành trình vật vã đi tìm phương thuốc chữa căn bệnh đau khổ mà 80 triệu người mắc phải - Ảnh 4.

"Chiếc nĩa của Itard"

Những hi vọng về một loại thuốc trị được dứt điểm tật nói lắp

Nhờ những tiến bộ khoa học, hiện tại chúng ta đã biết nguyên nhân gốc rễ của tật nói lắp chính là do lưu lượng máu giảm thấp khi đổ vào vùng Broca – một vùng của não chịu trách nhiệm cho việc điều khiển các chức năng ngôn ngữ của con người.

Việc xác định được nguyên nhân có thể giúp khoa học tìm ra những liệu pháp chữa trị mới, qua đó giúp hoạt động tại dây thần kinh ngôn ngữ trở nên bình thường lại.

Hành trình vật vã đi tìm phương thuốc chữa căn bệnh đau khổ mà 80 triệu người mắc phải - Ảnh 5.

"Một số cách được đưa ra nhằm thay đổi các hoạt động thần kinh ở những vùng não như Broca để có thể tăng lưu lượng máu, bao gồm điện từ trường biến đổi theo thời gian kết hợp với thuốc men và các phương pháp điều trị hành vi." – nhà nghiên cứu tên Jay Desai cho biết. 

Trong khi Gerald Maguire, trưởng khoa thần kinh và tâm thần của ĐH Riverside (California, Mỹ), lại đang phát triển một loại thuốc tập trung vào dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng điều khiển các trung tâm thưởng phạt ở não.

Hành trình vật vã đi tìm phương thuốc chữa căn bệnh đau khổ mà 80 triệu người mắc phải - Ảnh 6.

Dopamine - hóa chất truyền dẫn thần kinh được cho là có liên quan đến tật nói lắp

Tóm lại, nói lắp nghe có vẻ đơn giản nhưng đã làm cho giới khoa học phải đau đầu trong hàng thiên niên kỉ để tạo ra một phương thuốc chữa dứt điểm được nó. 

Dù hiện tại vẫn chưa có một phương pháp nào trị dứt điểm được căn bệnh phiền phức này, nhưng trong thời gian chờ đợi, chúng ta hãy cùng nhau giúp đỡ những người bị nói lắp, đừng chê cười họ, để họ có thể không mặc cảm mà vượt qua được căn bệnh này nhé.

Nguồn: Seeker, mnsu
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày