Hà Nội lại ô nhiễm không khí ở ngưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Để bảo vệ bản thân, cần làm ngay những điều này

XT, Theo Pháp luật và bạn đọc 16:17 05/01/2021
Chia sẻ

Từ lâu, câu chuyện ô nhiễm không khí không còn là mới mẻ. Thế nhưng, không phải vì nó là "chuyện thường ngày" mà chúng ta chủ quan, lơ là cảnh giác.

Những ngày đầu năm mới, một trong những vấn đề nổi cộm nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân là chuyện ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí lại ở mức nghiêm trọng

Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường); UBND thành phố Hà Nội; trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air; Air Visual, hầu hết các điểm quan trắc ở Hà Nội và các tỉnh lân cận sáng 5/1 đều ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, rơi vào vùng màu tím và nâu đỏ - mức báo động, đe dọa sức khỏe con người.

Hà Nội lại ô nhiễm không khí ở ngưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Để bảo vệ bản thân, cần làm ngay những điều này - Ảnh 1.

Ngay từ buổi sáng (khoảng hơn 6 giờ sáng), khi mật độ lưu thông ngoài đường chưa cao, các chỉ số đo chất lượng không khí tại Hà Nội đo được qua hệ thống PAM Air đã ghi nhận ở mức trên 200 (mức rất xấu - cảnh báo sức khỏe khẩn cấp), nhiều nơi còn ở mức trên 400 (mức nguy hại - Báo động: có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người).

Hà Nội lại ô nhiễm không khí ở ngưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Để bảo vệ bản thân, cần làm ngay những điều này - Ảnh 2.

Cho đến trưa (12 giờ), chỉ số đo được ở nhiều nơi tại Hà Nội vẫn ở mức rất xấu và nguy hại. Thậm chí, chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội còn rơi vào mức 238, cao nhất cả nước.

Ngoài Hà Nội, các tỉnh, thành phía Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh... cũng đều có chỉ số ô nhiễm không khí ở ngưỡng rất xấu cho sức khỏe.

Hà Nội lại ô nhiễm không khí ở ngưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Để bảo vệ bản thân, cần làm ngay những điều này - Ảnh 4.

Từ lâu, câu chuyện ô nhiễm không khí không còn là mới mẻ. Thế nhưng, không phải vì nó là "chuyện thường ngày" mà chúng ta chủ quan, lơ là cảnh giác.

Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp nơi trên thế giới. Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet, tuy nhiên với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Bụi mịn PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp.

Ước tính mới đây năm 2018 cho thấy rằng 9/10 người dân phải hít thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao. Ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu; chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Hà Nội lại ô nhiễm không khí ở ngưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Để bảo vệ bản thân, cần làm ngay những điều này - Ảnh 5.

Để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí, cần chú ý thực hiện những điều quan trọng sau:

1. Tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng... một cách hết sức có thể. Đây là những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong cuộc sống.

2. Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe. Vào những ngày chất lượng không khí không được tốt, có nguy cơ cao gây hại sức khỏe thì nên hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết.

3. Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm kín tối ưu gương mặt.

4. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.

5. Bệnh nhân có vấn đề về hô hấp không nên ra ngoài vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng nếu không thật sự cần thiết. Người bệnh hen và phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì uống thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ nhằm bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường không khí.

6. Nên ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày