Vào thời điểm làn sóng thất nghiệp, sa thải đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu và con đường khởi nghiệp đầy chông gai, vô số người đang phải vật lộn tiến về phía trước và thở dài rằng "kiếm tiền quá khó". Tuy nhiên, có một người đàn ông bình thường ở vùng nông thôn An Huy (tỉnh Nam Kinh, Trung Quốc) đã viết nên một câu chuyện khó tin về sự sáng tạo, nỗ lực, không đầu hàng hoàn cảnh của con người.
Chỉ bằng một quầy nhỏ bán bánh trứng chiên, ông đã nuôi sống gia đình 14 người, thu nhập hàng năm vượt qua 1 triệu USD (tương đương 25,9 tỉ đồng) và còn mua 4 ngôi nhà tại thủ phủ Nam Kinh. Làm thế nào một người bình thường, không có học vấn và không có lý lịch lại có thể thoát khỏi xiềng xích của số phận và đạt được bước tiến vượt bậc trong cuộc sống?
Nhân vật chính của câu chuyện, Vương Khả Hành, sinh ra trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn An Huy. 25 năm trước, để thay đổi vận mệnh, ông đã một mình lên tàu đến Nam Kinh. Khi mới đến thành phố nhộn nhịp này, hiện thực tàn khốc đã giáng cho ông một đòn nặng nề: không có trình độ học vấn và kỹ năng, ông Vương chỉ có thể làm những công việc chân tay khó khăn và nặng nhọc nhất, âm thầm vật lộn ở những góc phố.
Tình cờ, Vương Khả Hưng phát hiện ra bánh trứng rất được ưa chuộng trên đường phố Nam Kinh. Mặc dù rất nghèo, ông vẫn kiên quyết rút hết tiền tiết kiệm ít ỏi, thuê một cửa hàng nhỏ chỉ rộng 5m2 và bắt đầu sự nghiệp bán bánh. Vào những ngày đầu kinh doanh, cửa hàng nằm ở một vùng xa xôi, có mặt tiền nhỏ, rất ít khách hàng và không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày.
Nhưng Vương Khả Hành không hề nao núng trước khó khăn. Ông tin chắc rằng "sự chăm chỉ có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về nguồn lực". Bất kể trời lạnh hay nóng, ông đều mở cửa hàng đúng giờ lúc 5 giờ sáng và không đóng cửa cho đến 9 giờ tối. Nhờ sự kiên trì ngày này qua ngày khác, người dân xung quanh dần nhớ đến tiệm bánh trứng giá rẻ mà chất lượng này, việc kinh doanh dần khởi sắc.
Con đường khởi nghiệp không bao giờ bằng phẳng. Từ khâu nhào bột, trộn nhân đến làm bánh, Vương Khả Hành đều tự mình đảm nhiệm mọi công đoạn. Ông phải đối mặt với chảo dầu sôi và nguyên liệu lạnh trong một thời gian dài, đôi tay chai sần đầy sẹo, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc. Chính sự tận tâm và nghiêm túc với công việc này đã giúp bánh kếp trứng của ông trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.
Khi tiếng tăm lan rộng, đã có những hàng dài người xếp hàng chờ đợi để mua bánh vào mùa cao điểm du lịch. Nhờ hương vị tuyệt hảo, bánh trứng của Vương Khả Hưng đã được đưa vào danh sách những món ăn nhất định phải thử của du khách khi tới Nam Kinh và trở thành điểm check-in yêu thích của những người nổi tiếng trên mạng xã hội.
Ngay cả khi giá cả tăng cao như hiện nay, ông Vương vẫn luôn giữ mức giá phải chăng là 6 nhân dân tệ/chiếc bánh (khoảng 21,6 nghìn đồng). Chiến lược kinh doanh "lợi nhuận ít nhưng doanh thu nhanh" đã giúp ông bán được hàng nghìn chiếc bánh trứng mỗi ngày và thu nhập hàng năm của ông dễ dàng vượt quá một triệu đô la.
Sau khi đạt được thành công trong sự nghiệp, Vương Khả Hành vẫn không quên mục đích ban đầu của mình. Ông đưa vợ và ba đứa con từ quê nhà đến Nam Kinh, dùng số tiền tiết kiệm trong nhiều năm để cải tạo căn nhà ở quê, và mua bốn bất động sản ở Nam Kinh. Điều này đánh dấu bước ngoặt của một gia đình nông thôn từng nghèo đói không chỉ "bắt rễ" ở thành phố lớn mà còn đạt được sự chuyển mình đáng kinh ngạc từ "thế hệ nghèo" thành "thế hệ giàu".
Hiện nay, ba người con của Vương Khả Hành đều đã lập gia đình riêng và mỗi người có một con trai, một con gái. Gia đình 14 người sống hạnh phúc bên nhau. Trong những ngày lễ, cả gia đình thường ngồi lại với nhau để ăn uống và trò chuyện. Không khí ấm áp và hòa hợp khiến người khác phải ghen tị. Quán bánh trứng mang trong mình cả quá khứ và vinh quang của nghề kinh doanh, dưới sự quản lý tiếp sức của các con ông, ngày càng phồn thịnh, thậm chí còn thu hút được cả những người nổi tiếng đến ủng hộ.
Câu chuyện của Vương Khả Hưng là bức chân dung sống động về một người bình thường đã thay đổi vận mệnh của mình bằng sự chăm chỉ và trí tuệ. Trong thời đại bất ổn này, kinh nghiệm của ông giống như một nguồn động lực cho vô số người đang vật lộn trong những tình huống khó khăn, thất nghiệp.
Theo Sohu