Ở hầu hết các cấp học, cha mẹ đều có thói quen so sánh thành tích học tập của con cái. Nhưng thực tế, sự thành công của con trẻ không thể đo đếm bằng điểm số. Cả cha mẹ lẫn giáo viên đều nên hiểu điều đó để có sự định hướng học tập đúng nhất cho học sinh.
Mới đây, một câu chuyện đã gây xôn xao MXH Trung Quốc. Chị Lý có con trai đang học lớp 3 ở trường tiểu học địa phương. Vì vợ chồng bận rộn đi làm nên đều để con tự học, nếu bé có yêu cầu đi học thêm thì mới thuê giáo viên dạy. Vì lẽ đó nên con trai lúc nào cũng có điểm số xếp bét lớp.
Chị Lý cũng không mảy may quan tâm vì với bà mẹ này, chỉ cần con trẻ bình an và khỏe mạnh là hạnh phúc lắm rồi. Theo chị, cách dạy này không những giúp con tự lập, mà còn vui vẻ, hoạt bát hơn.
(Ảnh minh họa)
Sau kỳ thi cuối kỳ, mỗi lớp sẽ tổ chức họp phụ huynh. Mỗi cha mẹ sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, và cô giáo đề xuất để phụ huynh phát biểu theo thứ tự điểm số của con cái.
Con trai chị Lý vô tình là người có điểm số thấp nhất trong bài kiểm tra. Và khi người mẹ định phát biểu, cô giáo đã nói thẳng thừng: "Cha mẹ bạn "đứng bét lớp", xin mời chia sẻ!".
Câu nói này của cô giáo đã khiến bà mẹ vô cùng xấu hổ, và nhận ra bấy lâu nay con trai cũng bị giáo viên bêu tên công khai như vậy trước lớp. Tuy nhiên, chị Lý nhanh chóng suy nghĩ lại và đáp lại thái độ đầy hống hách của giáo viên:
"Con tôi có tên, không phải "đứng bét lớp". Yêu cầu cô giáo nói lại!".
(Ảnh minh họa)
Câu này của bà mẹ đã nhận được sự đồng tình của những phụ huynh khác. Cô giáo cũng phải "đỏ mặt" xấu hổ và xin lỗi chị Lý ngay sau đó.
Rõ ràng, cách phân loại cha mẹ và học sinh dựa trên điểm số là điều không công bằng. Những đứa trẻ chỉ mới chập chững đi học, còn rất nhiều cơ hội để thay đổi. Ấy vậy mà đã áp đặt thành tích và điểm số lên người bé.
Tuy vậy, cũng không thể không nhắc đến cách dạy của chị Lý. Dù để con cái thoải mái nhưng sự thiếu quan tâm của cha mẹ trong dạy học sẽ khiến con trai không tiếp thu kiến thức, chểnh mảng trong chuyện học.
(Ảnh minh họa)
Vậy đối với thành tích học tập của con cái, cha mẹ nên đối diện và đón nhận như thế nào?
1. Điểm không đồng nghĩa với năng lực và trí tuệ của trẻ
Thực tế, ngoài thực lực của bản thân thì trong kỳ thi cũng cần rất nhiều sự may mắn. Ấy vậy mà nhiều bậc cha mẹ chỉ nhìn vào số điểm mà bỏ đi sự nỗ lực của con cái.
Có rất nhiều kỳ thi, trẻ chỉ mắc 1 lỗi nhỏ, hay tâm lý không ổn khi đi thi thì cha mẹ cũng dễ dàng đổ lỗi mù quáng cho con. Điểm số không đại diện cho tính cách tốt hay xấu của trẻ, vậy nên cha mẹ hãy đánh giá cả quá trình học tập của con cái.
2. Biết cách tổng kết kinh nghiệm
Khi điểm của trẻ không tốt, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến điểm thấp và chỉ cho bé, làm cách nào sửa sai và học tốt hơn.
Nếu điểm của trẻ đạt mức yêu cầu, cha mẹ cũng không nên chủ quan, mà hãy giúp con phân tích và học nâng cao hơn để bài kiểm tra lần sau đạt kết quả tốt nhất.
3. Chú ý tâm lý của những đứa trẻ điểm thấp
Bất cứ ai đi học và kiểm tra đều quan tâm đến thành tích của mình. Dù trẻ điểm kém, không có nghĩa không quan tâm đến điểm sổ. Thực tế sau khi nhận điểm kém, tâm lý học sinh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, trở nên tự ti vào bản thân.
Trong trường hợp này, cha mẹ cần hạn chế việc trách mắng để "thêm dầu vào lửa", mà hãy động viên và an ủi, giúp bé sớm lấy lại sự tự tin.
4. Hiểu được tầm quan trọng của các kỳ thi lớn
Trong quá trình học, mỗi học trò đều đối diện với vô số kỳ thi. Nhưng sẽ có những kỳ thi quan trọng, cần được học trò ưu tiên. Và cũng có những kỳ thi chỉ mang tính thử, không cần học tập quá căng thẳng.
Cha mẹ hãy nhìn nhận tầm quan trọng và sự ưu tiên cho các kỳ thi lớn, để quan tâm con sát sao hơn khi chuẩn bị cho bài kiểm tra này.