Thông thường, khi con ở tuổi mẫu giáo, bố mẹ hay lo lắng con sẽ bị cô giáo đánh, mắng. Nhưng đôi khi phụ huynh lại không thể ngờ rằng, tình thế lại đảo chiều khi cô giáo bị học sinh đánh lại, dù chúng chỉ là đứa trẻ lên 3.
Sự việc xảy ra tại một trường mầm non ở Nhã An, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trong giờ ăn cơm trưa, cô giáo đã nhắc nhở một bé trai vì ăn không ngoan.
Bị cô giáo mắng, cậu bé mẫu giáo hùng hổ lấy ghế quăng vào người cô để trả thù
Không ngờ chỉ vì lời chỉ trích của cô giáo mà bé trai lại phản ứng dữ dội. Cậu bé lấy ghế nhựa quăng vào người cô giáo. Rất may là cô giáo đỡ kịp chiếc ghế, không để nó rơi vào người các bạn trong lớp.
Điều đáng nói nữa, cậu bé này không chỉ ném ghế về phía cô giáo một lần mà tới tận hai lần. Sau đó, chưa hả giận, cậu còn lấy chiếc khăn ăn ném vào người cô giáo vừa mắng mình.
Không chỉ quăng một lần, cậu bé này còn quăng ghế thêm một lần nữa vào người cô giáo
Hành động của cậu bé ở tuổi 3-4 khiến nhiều người xem sững sờ. Ai cũng nhận thấy cậu bé này có xu hướng bạo lực và dễ bị kích động dù tuổi còn rất nhỏ: "Đứa trẻ này ở nhà chắc chắn được bố mẹ chiều quen rồi", "Bố mẹ không dạy con đúng cách hậu quả là như thế này đây", "Tại sao mới bé tí mà đã hùng hổ, ăn thua như vậy?"…
Sau đó cậu bé hỗn hào này còn lấy khăn ném vào mặt cô
Tại sao trẻ em lại hành xử không biết trên dưới? Câu trả lời là đằng sau một đứa trẻ hỗn hào, chắc chắn nguyên nhân bắt nguồn từ giáo dục gia đình.
Những đứa trẻ ngay từ lúc sinh ra đã luôn được bố mẹ chiều chuộng vô lối, đòi gì được nấy, như "ông vua con" trong nhà. Cha mẹ thì nghĩ đơn giản, con còn nhỏ, chiều con một chút, nhưng không ngờ cách dạy sai lầm của họ đã hình thành nên một đứa trẻ ngỗ ngược sau này.
Những đứa trẻ như vậy khi gặp chuyện không mong muốn như bị trách, phạt, sẽ rất dễ có những phản ứng tiêu cực như cậu bé nói trên.
Khi gặp khó khăn, trẻ được chiều chuộng sẽ không thể nào chống đỡ, dễ nản chí, buông tay.
Đáp ứng đầy đủ về vật chất nhưng lại không dạy con các nguyên tắc
Cha mẹ chiều con luôn có xu hướng đáp ứng mọi nhu cầu vật chất cho con một cách tốt nhất từ trường học, quần áo, thức ăn, đồ chơi… nhưng lại quên dạy con về tâm lý, cách ứng xử trong cuộc sống.
Một đứa trẻ quen được thỏa mãn mọi nhu cầu mà không có bất cứ điều kiện gì sẽ khiến chúng thích lối sống phù phiếm, chuộng tiền bạc.
Khi chiều con tới mức mù quáng, phụ huynh cũng không thể thiết lập các quy tắc cần thiết với con về hành vi, lời nói, thái độ. Điều này dẫn tới trẻ ngày càng ngông cuồng và trong mắt chúng bản thân luôn là nhất và không coi ai ra gì.