Giáo viên dạy thêm không đăng ký bị phạt bao nhiêu tiền?

Anh Anh/VTC News, Theo VTC News 18:59 01/04/2025
Chia sẻ

Kể từ khi Thông tư 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành có hiệu lực, số lượng người tìm đến các đơn vị đăng ký kinh doanh dạy thêm tăng cao.

Theo Điều 6, Thông tư 29/2024 quy định giáo viên, cơ sở tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đều phải thực hiện là đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh dạy thêm có thể thực hiện đăng ký theo một trong hai hình thức là hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty.

Nếu cơ sở dạy thêm không đăng ký kinh doanh dạy thêm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với mức phạt tiền quy định như sau:

Đối với hộ kinh doanh dạy thêm

Khoản 1, Điều 62, Nghị định 122/2021 quy định trường hợp cá nhân không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Tổ chức vi phạm hành vi này thì sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021).

Giáo viên dạy thêm không đăng ký bị phạt bao nhiêu tiền?- Ảnh 1.

Giáo viên muốn dạy thêm bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. (Ảnh minh hoạ)

Đối với công ty, trung tâm dạy thêm

Theo khoản 4, Điều 46, Nghị định 122/2021 quy định, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký sẽ bị phạt từ 50 - 100 triệu đồng.

Trong trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Đối với cá nhân, mức phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021).

Cụ thể, hành vi vi phạm và mức phạt liên quan đến việc không dạy đăng kí kinh doanh dạy thêm được hiểu như sau:

Giáo viên dạy thêm không đăng ký bị phạt bao nhiêu tiền?- Ảnh 2.

Cách đặt tên hộ kinh doanh dạy thêm đúng quy định

Điều 88, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rõ về việc đặt tên hộ kinh doanh. Cụ thể, hộ kinh doanh có tên gọi riêng, tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Đồng thời, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh không cũng không thể sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

Tên riêng hộ kinh doanh không trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đăng ký trong phạm vi cấp huyện. Như vậy, cách đặt tên hộ kinh doanh dạy thêm phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

- Trong tên phải có cụm từ "Hộ kinh doanh".

- Phải có tên gọi riêng được viết bằng các chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng.

- Không sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

- Không trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày