Giáo sư Lý Mai Cẩn hiện đang công tác tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc. Bà giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Tội phạm vị thành niên và Phó Chủ tịch Chi nhánh quốc gia tâm pháp lý của Hiệp hội Tâm lý học Trung Hoa.
Tuy nhiên, bà được đông đảo mọi người biết tới bởi có nhiều kinh nghiệm, quan điểm hay trong việc nuôi dạy trẻ. Giáo sư Lý Mai Cẩn thường đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các bậc phụ huynh, giúp họ nắm bắt tâm lý con và có hướng giáo dục phù hợp.
Giáo sư Lý Mai Cẩn.
Trong một buổi hội thảo, giáo sư Lý Mai Cẩn chia sẻ ngày nay, có nhiều phụ huynh chưa tìm hiểu kỹ lưỡng đã vội đăng ký cho con theo học các lớp năng khiếu như: Ca múa, nhảy hiện đại, hội hoạ, thể thao,… Cha mẹ nào cũng mong con trở nên hoàn hảo, ưu tú, phát triển toàn diện về cả trí tuệ, đạo đức lẫn thẩm mỹ, thể chất.
Điều này không sai. Nhưng nếu cha mẹ cho con theo học một cách mù quáng, xô bồ sẽ gây lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà hiệu quả đem lại không cao. Chính vì thế, giáo sư Lý Mai Cẩn khuyên phụ huynh không nên đăng ký cho con 3 kiểu lớp sau đây.
Ngày nay, các cơ sở đào tạo mọc lên như nấm sau mưa vì xã hội đặc biệt quan tâm đến giáo dục trẻ nhỏ. Phụ huynh nào cũng muốn con phát triển mọi mặt toàn diện. Họ không tiếc chi tiền "khủng" cho con tham gia nhiều lớp.
Tuy nhiên, phụ huynh nên cân nhắc kỹ lưỡng chuyện chọn trường, chọn lớp, chọn giáo viên cho con. Vì có nhiều cơ sở không đáp ứng đủ tiêu chuẩn dạy và học, thậm chí còn xuất hiện các cơ sở "ma", cơ sở "chui".
Đầu tiên, phụ huynh cần tìm hiểu cẩn thận chất lượng giáo viên. (Ảnh minh hoạ)
Điều quan trọng nhất là trình độ giáo viên đứng lớp. Tại một số cơ sở đào tạo, do chạy theo xu hướng thị trường mà họ bất chấp tuyển dụng những người bằng cấp không đầy đủ, kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng chưa cao. Điều này ảnh trưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh. Vì thế, phụ huynh nên tìm những lớp học uy tín, năng lực giáo viên được công khai rõ ràng giúp bản thân yên tâm tin tưởng.
Khi đưa con đến các lớp học, các phụ huynh thường có chung thắc mắc: "Sĩ số lớp học là bao nhiêu? Nếu lớp quá đông có đảm bảo chất lượng học tập không?". Và tất nhiên họ đều mong lớp không quá nhiều học viên. Vì như vậy, giáo viên mới có nhiều năng lượng tích cực để chăm sóc, chỉ bảo tận tình cho từng trẻ. Điều này chắc chắn giúp trẻ tiến bộ vượt bậc.
Nếu lớp học quá đông, đương nhiên giáo viên khó có thể bao quát lớp. Họ không thể chỉ bảo chi tiết, tỉ mỉ cho từng học sinh. Về phía trẻ sẽ có ít cơ hội tương tác với giáo viên, kiến thức nhận được không nhiều, không phát triển theo đúng lộ trình đã đề ra.
Sĩ số lớp học cũng là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng, trăn trở. Vì vậy, trước khi ghi danh cho con đi học lớp phụ đạo, các bậc cha mẹ nên hỏi rõ về sĩ số học viên, số giáo viên đứng lớp 1 buổi.
Lớp quá đông học viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. (Ảnh minh hoạ)
Để việc kinh doanh phát triển, nhiều cơ sở đào tạo cố tình quảng cáo thổi phồng sự thật. Chẳng hạn họ sẽ đưa ra những cam kết như: "Sau 3 ngày trẻ tiến bộ vượt bậc, viết được chữ nét thanh nét đậm", "Sau 1 tuần trẻ có thể bơi thành thạo 3 kiểu",…
Những lời quảng cáo hấp dẫn được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ "dục tốc bất đạt", để con hoàn thiện và phát triển một kỹ năng/năng khiến hay đạt kết quả cao cần rèn luyện trong một thời gian dài. Việc "hoá công hoá phượng" không thể diễn ra trong ngày một ngày hai.
Trước những lời quảng cáo có phần thái quá, phụ huynh nên tìm hiểu lại và cân nhắc chọn lựa. Tránh trường hợp vì nghe hấp dẫn, đặt nhiều kỳ vọng cho con tham gia rồi đến lúc không đạt được như mong muốn.
Phụ huynh nên cân nhắc chọn lựa trước những lời quảng cáo thổi phồng của cơ sở. (Ảnh minh hoạ)
Ngoài những điều trên, khi đăng ký cho con theo học lớp năng khiếu, lớp phụ đạo, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến cảm xúc và mong muốn của con. Nếu con không thích học mà bị cha mẹ gượng ép sẽ dẫn đến hệ luỵ sau:
- Ảnh hưởng đến hiệu quả học tập: Khi đi học mà trẻ không thích, không có hứng thú khám phá kiến thức thì tính chủ động sẽ không cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số, kết quả và tâm trạng của trẻ. Hơn nữa, còn gây lãng phí thời gian, công sức mà trẻ bỏ ra.
- Tạo sự phản kháng: Khi bị cha mẹ ép làm một việc mà bản thân không thích, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng chán ghét, mệt mỏi. Có thể trẻ vẫn thực hiện nhưng theo sự chống đối, phản kháng mà không có niềm say mê. Vì vậy, cha mẹ nên thấu hiểu, cảm thông và tôn trọng quyết định của con. Hãy để con làm những việc yêu thích để có thể phát triển tối đa năng lực.