Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly "không thể sống được": Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 12:03 28/03/2020
Chia sẻ

Có hơn 5 năm làm trong ngành Quản lý Đời sống sinh viên Mỹ, nữ giảng viên cho rằng KTX ĐH Quốc gia TP.HCM hoàn toàn ổn cho môi trường cách ly và việc du học sinh chê bai nơi này là không thể chấp nhận được.

Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng ở tất cả các quốc gia, rất nhiều du học sinh đã chọn về nước để có thể gần gia đình trong lúc khó khăn. Hầu hết du học sinh sẽ phải tạm thời cách ly 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Ai cũng hiểu đó là trách nhiệm nên đều cố gắng hoàn thành tốt thời gian này.

Tuy nhiên, cũng có không ít du học sinh mất điểm vì thái độ chê bai nặng lời khu vực KTX trường ĐH Quốc gia TP.HCM. Thay vì cố gắng cải thiện điều kiện tốt hơn thì dường như nhiều người lại có thái độ gay gắt "không thể ở được", "quá sức chịu đựng của mình"...

Nữ du học sinh chê bai khu cách ly với những từ ngữ rất khó nghe "không thể sống nổi", "quá sức chịu đựng"...

Mới đây, một nữ giảng viên hiện đang sinh sống và làm việc bên Mỹ tên là Bùi Diệu Hoa đã lên tiếng chia sẻ về vấn đề này. Chị từng là cựu sinh viên trường Colgate Univeristy và hiện đã gắn bó hơn 5 năm trong ngành Quản lý Đời sống sinh viên tại La Salle University. Nhờ quãng thời gian dài tìm hiểu về KTX các trường bên Mỹ, Diệu Hoa cho biết KTX ĐH Quốc gia TP.HCM hoàn toàn ổn cho môi trường cách ly và việc chê bai nơi này là không thể chấp nhận được.

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Ảnh 2.

Nữ giảng viên Bùi Diệu Hoa hiện đang làm trong ngành Quản lý đời sống sinh viên tại La Salle University.

"Du học sinh nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương giữa tâm dịch"

"Các bạn du học sinh cần phải biết rằng mình được về quê hương đã sướng hơn rất nhiều các bạn du học sinh khác vẫn đang mắc kẹt ở nước ngoài. Mình nhìn hình ảnh chụp KTX trường ĐH Quốc gia TP.HCM thấy sảnh rộng rãi, không có rác cũng không có chuột hay gián thì sao lại chê bẩn được", chị Diệu Hoa chia sẻ.

Nhiều người cho rằng du học sinh có thái độ như vậy vì điều kiện sống các trường nước ngoài sang chảnh nên nhiều người không dễ thích nghi. Trả lời cho vấn đề đó, Diệu Hoa cho biết không phải KTX nào cũng thực sự sang chảnh và hào nhoáng như những gì vẫn đồn đại. Tùy theo trường đại học giàu hay nghèo, trường công hay trường tư lại có điều kiện kí túc xá khác nhau. Phần lớn trường bên Mỹ đều đã hàng trăm tuổi nên điều kiện vất chật xuống cấp khiến không ít sinh viên Mỹ cũng phải chật vật.

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Ảnh 3.

Hàng loạt trường đại học Mỹ tuyên bố đóng cửa, nhiều sinh viên sống trong KTX phải rời khỏi chỗ ở ngay lập tức.

Sinh viên quốc tế chật vật vận chuyển đồ khỏi KTX.

"Mình đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề cơ sở vật chất ở các trường bên Mỹ. Như hè vừa rồi mình phải giải quyết vấn đề không có nước mát để tắm. Các đường ống xây lâu, để trong đất thời gian dài nên rất dễ hấp thụ nhiệt. Hoặc cứ 2-3 tuần thì sinh viên lại phải kêu nóng hoặc lạnh quá".

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, hầu hết các trường bên Mỹ đều không chuẩn bị kịp khi phải vội đưa ra thông báo cho sinh viên nghỉ đến khoảng giữa tháng 4 hoặc nghỉ cả kỳ. Nhiều trường đã yêu cầu sinh viên trong ký túc xá buộc phải chuyển ra ngoài ngay lập tức khiến không ít du học sinh "điêu đứng" vì không có chỗ ở.

"Du học sinh Việt bên này đang rất khó khăn và vất vả. Một số trường tìm khách sạn ở tạm hoặc giúp các bạn đặt vé. Nhưng cũng có trường chỉ báo phải rời trong vòng 2-3 ngày, không thông báo hỗ trợ. Trường nào mà không có tiền hay không muốn chi thì coi như tự du học sinh phải cứu nhau. Hoang mang khi không có chỗ ở, nhiều bạn phải làm đơn xin ở lại, số khác thì vội vã về Việt Nam nhưng lại bị mắc kẹt vì chuyến bay liên tục bị hủy".

Không chỉ khó khăn vấn đề nhà ở, du học sinh Mỹ còn phải đối mặt với nỗi lo bị kỳ thi, gánh nặng tiền viện phí vô cùng đắt đỏ nếu mắc bệnh. Đặc biệt sinh viên năm cuối còn gánh thêm nỗi lo thực tập và xin việc. Nhiều công ty ngưng trệ hoạt động, sa thải nhân viên vì doanh thu đợt dịch liên tục giảm.

"Các em năm 1-2 còn đỡ nhưng các bạn sinh viên năm cuối cực kỳ vất vả. Sinh viên phải đi tìm việc mà bây giờ có rất ít cơ hội lựa chọn. Nếu về thì không được dùng thời gian làm việc sau khi tốt nghiệp, vậy là lại mất quyền lợi. Sinh viên quốc tế bình thường xin việc đã khó, bây giờ lại càng khó gấp trăm lần!", chị Diệu Hoa cho biết thêm.

Du học sinh cần phải tự đấu tranh cho quyền lợi của mình

Sau khi di dời sinh viên, một số trường học đã triển khai giúp đỡ du học sinh ổn định chỗ ở. Nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời, chủ yếu du học sinh phải tự tìm cách cứu lấy chính mình. Diệu Hoa chia sẻ: "Trường mình đã tìm được khách sạn cho các bạn. Có trường thì cho một khoản tiền nho giúp phần nào chi phí đi lại và thuê nhà. Có trường gom tất cả vào 1 tòa nhà để tiện quản lý nhưng rất hạn chế dịch vụ. Ăn uống cũng rất thiếu thốn khi chỉ là đồ đóng hộp, cũng không được tập trung ăn cùng nhau. Tất cả chỉ là tạm thời, không biết các trường sẽ cầm cự hỗ trợ được đến bao giờ".

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Ảnh 6.

Du học sinh cần phải tự đấu tranh quyền lợi bằng việc tự liên lạc với ban đại diện trường.

Việc du học sinh cần làm nhất lúc này là phải tự đấu tranh quyền lợi bằng việc tự liên lạc với ban đại diện trường. Trong tình hình rối ren, các trường có rất nhiều việc cần giải quyết nên không thể bao quát hết vấn đề của từng sinh viên. Chị Diệu Hoa nhắn nhủ: "Các bạn du học sinh ở lại cần phải tự đấu tranh cho quyền lợi của mình. Các bạn cần liên hệ hỏi đại diện nhà trường xem họ có thể cung cấp được điều gì. Nếu các bạn không hỏi, nhiều trường sẽ nghĩ không có vấn đề và hướng sự quan tâm đến các đối tượng sinh viên khác".

Bên cạnh đó, du học sinh cần chủ động liên lạc với các nhóm sinh viên Việt Nam để có kế hoạch giúp đỡ, đặc biệt là kết nối tìm host. Nhiều nhóm đã cùng truyền tay nhau biện pháp chống dịch, cùng nhau tổ chức kế hoạch học tập như share tài liệu hay livestream bài học. Trên fanpage cũng cập nhật nhanh chóng thông tin dịch bệnh, thời gian các trường cho trở lại hay học cách bảo vệ và phòng chống dịch.

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Ảnh 7.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày