"Giải ngố" ý nghĩa tên INGAME của team T1: Canna là "wibu chúa", Faker không hổ danh trùm cuối

K/DA, Theo Trí Thức Trẻ 16:00 09/06/2020
Chia sẻ

Xin cá là phải có tới hơn nửa số fan chưa tìm hiểu về biệt danh của mỗi thành viên T1 đúng không nào.

Để thi đấu trên đấu trường chuyên nghiệp, hầu hết các tuyển thủ cho mình đều chọn một cái tên riêng để bày tỏ cái tôi, ước muốn cá nhân hoặc đôi khi là để khiến họ cảm thấy thoải mái nhất. Thông thường fan đều tiếp nhận những cái tên này ngay lập tức như một điều hiển nhiên mà ít người để ý đến ý nghĩa hay lý do nó được sinh ra.

Giải ngố ý nghĩa tên INGAME của team T1: Canna là wibu chúa, Faker không hổ danh trùm cuối - Ảnh 1.

Thậm chí, ngay cả với đội tuyển T1 thì xin cá là phải có tới hơn nửa số fan chưa tìm hiểu về ID của mỗi thành viên (hoặc là thấy không cần thiết phải tìm hiểu luôn). Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy coi như đây là một dịp để "update kiến thức về idol" nhé.

Canna: Kanna-chan trong Kobayashi's Dragon Maid

Cái này thì có lẽ khá nhiều người biết do Canna đã từng chia sẻ trước đó và nhiều thành viên khác cùng thường xuyên trêu cậu về chuyện này rồi. Canna là "fan bự" của cô nàng rồng này từ rất lâu rồi và còn rất tự hào về điều đó nữa.

Giải ngố ý nghĩa tên INGAME của team T1: Canna là wibu chúa, Faker không hổ danh trùm cuối - Ảnh 2.

Dành cho những ai chưa biết thì Kanna Kamui là một trong những nhân vật đáng yêu nhất trong Anime Miss Kobayashi's Dragon Maid và đang là một nhân vật với độ Moe gây sốt cộng đồng mạng.

Cô bé khi biến thành con người thì cỡ học sinh mẫu giáo (học sinh lớp 5-3), Kanna lúc đầu cho rằng Kobayashi dụ dỗ Tohru ở lại và muốn cô trở về thế giới của họ. Kanna trở nên gắn bó với Kobayashi trong suốt series, coi cô như mẹ. Hình dáng và quần áo của Kanna lấy cảm hứng từ văn hóa của người Ainu và cho là từ Ushishir. Cô mang chiếc sừng giống lông vũ và một cái đuôi nhỏ ở một cái bóng đèn và nó có khả năng nạp điện.

Cuzz: Ban đầu định đặt là Buzz nhưng nghe buồn cười quá nên đổi thành Cuzz

Đơn giản và dễ hiểu như vậy thôi đó thưa quý vị. Để thêm muối cho hạng mục này thì mời quý vị chiêm ngưỡng chữ ký phiên bản trừu tượng hàn lâm từ vị trí của Cuzz:

Giải ngố ý nghĩa tên INGAME của team T1: Canna là wibu chúa, Faker không hổ danh trùm cuối - Ảnh 3.

Nhiều fan cho rằng chữ ký này sẽ bắt đầu từ chấm màu xanh, lần lượt vẽ chữ C, u rồi đến zz.

Roach: Tên nhân vật trong StarCraft

Ellim: Tên thật của Ellim là El-lim

Teddy: Là do Park Jinsung thích ôm gấu khi ngủ

Minh chứng cho việc dù bạn bao nhiêu tuổi thì sở thích và đam mê với gấu bông vẫn không hề giảm. Thậm chí, thanh niên này còn suýt đặt nghệ danh của mình là Annie nữa cơ...

Giải ngố ý nghĩa tên INGAME của team T1: Canna là wibu chúa, Faker không hổ danh trùm cuối - Ảnh 4.

"Dù ngầu lòi nhưng anh vẫn thích ôm gấu bông khi ngủ nhé mấy đứa".

Gumayusi: Tên nhân vật trong Maple Story

Gumayusi được mệnh danh là "báu vật" và được HLV Kim xem là tương lai của T1 nếu Teddy rời đi, từng được cả Dopa và rất nhiều tuyển thủ khác nhận xét là đánh cực khét. Tên cũ của cậu là Catan và được đổi thành Gumayusi khi được chuyển lên đánh đội hình chính.

Giải ngố ý nghĩa tên INGAME của team T1: Canna là wibu chúa, Faker không hổ danh trùm cuối - Ảnh 5.

Gumayusi Lee Minhyung sinh ra trong gia đình gồm 7 anh chị em. Dưới Gumayusi còn em trai út nữa. Chị cả tốt nghiệp đại học quốc gia Seoul, anh trai thứ 2 từng thi đấu cho SKT T1 Starcraft 2. "Gumayusi" thực ra không có ý nghĩa gì mà chỉ là tên nhân vật cũ của Lee Minhyung khi chơi Maple Story. Gumayusi vào thách đấu Hàn Quốc năm 15 tuổi và trở thành thực thập sinh cho T1 năm 16 tuổi.

Faker: Mình thích thì mình đặt thôi

Nói đến trùm đặt tên thì chủ tịch đương nhiên sẽ tốn nhiều chữ nhất rồi. Ban đầu ai nghe đến từ "faker" cũng cảm thấy siêu ngầu, giống như một kẻ thật mà giả, thực mà hư, biến ảo khôn lường - quá đúng với Lee Sanghyeok rồi. Tuy nhiên chủ tích của chúng ta không nghĩ nhiều đến thế đâu, đơn giản mình thích thì mình đặt vậy thôi.

Giải ngố ý nghĩa tên INGAME của team T1: Canna là wibu chúa, Faker không hổ danh trùm cuối - Ảnh 6.

Trùm cuối chưa bao giờ làm chúng ta thất vọng

Trong một lần phỏng vấn cùng BLV Khánh Hiệp, Faker cũng chia sẻ: "Mình muốn chọn một danh từ có 2 âm tiết và Faker cũng vậy nên đặt thôi".

Trong một video dạy học của Wolf, chàng Sói từng giải thích Faker nếu đọc theo phiên âm tiếng Hàn sẽ có nghĩa là "được trả lương cao". Chưa kể, cái tên ban đầu mà Faker định đặt còn là... Classic cơ.

Giải ngố ý nghĩa tên INGAME của team T1: Canna là wibu chúa, Faker không hổ danh trùm cuối - Ảnh 7.

Vậy đấy, đôi khi những cái tên ngầu lòi mà chúng ta thường thấy trong các trận đấu đỉnh cao lại có ý nghĩa đơn giản vậy thôi. Wolf từng dạy học trò của mình đặt tên là Kim Chi Đen, Sườn Xám hay Tokbokki Trắng đấy...

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày