Các nhà sản xuất mì ăn liền khi thiết kế bao bì mì gói hay mì ly, tô, khay đã rất chu đáo và tinh tế vì đã "cài cắm" rất nhiều kí hiệu để hướng dẫn các bước chế biến sản phẩm sao cho đúng cách và đem đến sự tiện dụng cho người tiêu dùng. Nhưng có một sự thật là, đa số mọi người đều nghĩ rằng mì ăn liền đã là một sản phẩm quá quen thuộc và việc nấu mì cũng rất chi là đơn giản, nên ít khi chú ý đến những thông tin này. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm được thưởng thức một sản phẩm mì ngon của bạn đấy!
Ai cũng có thể đọc vanh vách ra cách chế biến của một gói mì: cho các gói gia vị vào vắt mì, chế nước sôi, chờ cho mì chín. Thế nhưng, bạn có biết phải cho bao nhiêu nước là đủ? Chờ trong bao lâu thì mì nở chín đều mà vẫn giữ được độ dai ngon?
Thật ra câu trả lời rất đơn giản, nằm ngay trên các kí hiệu các bước hướng dẫn chế biến mì đấy thôi. Hãy thành thật đi, bạn ít khi nào đọc thông tin này và làm đúng theo hướng dẫn phải không nào?
1. Mì gói
Thông thường, chế nước sôi khoảng 400ml và đậy nắp lại chờ trong 3 phút là các con số phổ biến nhất cho các sản phẩm mì gói. Đây là lượng nước và thời gian lý tưởng để bạn có được 1 tô mì ngon, vừa vị, không quá nhạt hay quá mặn
Vậy tại sao phải là 03 phút? Vì đây là khoảng "thời gian vàng" đã được nhà sản xuất nghiên cứu để sợi mì có thể trở lại trạng thái mềm, tơi ban đầu.
2. Mì ly
Đối với mì ly thì chỉ ngay công đoạn xé nắp ly thôi, cũng đã có nhiều người đang làm chưa đúng cách.
Đây chính là những "bí ẩn" mà không phải ai ăn mì ăn liền nhiều cũng biết đâu nhé!
Kí hiệu chữ E thường thấy trong thành phần của mì ăn liền là gì?
Nếu chịu khó "súp-pờ-soi" vào thành phần của mì ăn liền được in ở mặt sau của bao bì, bên cạnh các nguyên liệu chính, bạn cũng sẽ thấy được trong đó còn có các loại phụ gia đi kèm khác, mà đi sau nó thường được kí hiệu kèm chữ cái E và được đánh số. Vậy bạn có biết chữ E này có nghĩa là gì không?
Số E đối với phụ gia thực phẩm là loại mã được sử dụng trong Liên minh châu Âu. Chữ cái E trong số E phụ gia thực phẩm là chữ viết tắt của từ "Europe" (châu Âu). Tuy nhiên, ký hiệu cho phụ gia này cũng đã được sử dụng bổ biến ở nhiều quốc gia trên toàn Thế giới. Mỗi loại phụ gia đều được gắn tương ứng với một mã số, mà bắt đầu là chữ E. VD: Vitamin C là E100, chất điều vị (hay còn gọi là bột ngọt) là E621.
Điểm chung của các loại phụ gia này là để được phép sử dụng trong thực phẩm, chúng phải được nghiên cứu sâu, rộng và chứng minh về tính an toàn. Ủy Ban Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Codex Quốc Tế (Codex Alimentarius Commission - CAC) đã có quy định Danh mục phụ gia thực phẩm, được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người, hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, tại từng quốc gia, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng quản lý kiểm soát chặt chẽ dựa trên các quy định của mình về thành phần, loại phụ gia, giới hạn hàm lượng an toàn.
Thành phần dinh dưỡng
Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được thành phần dinh dưỡng của sản phẩm mì ăn liền mình đang sử dụng qua thông tin được in rõ trên bao bì. Từ đó, có những lựa chọn phù hợp với tình trạng chế độ ăn uống của bản thân và gia đình.
Cuối cùng, đừng quên kiểm tra thông tin về nhà sản xuất để đảm bảo mua đúng hàng chất lượng, thông tin về thời hạn sử dụng để chắc chắn rằng mình không mua phải những sản phẩm nhái hay bị quá hạn nhé!
Mì ăn liền là một trong những sản phẩm vô cùng quen thuộc với cuộc sống người Việt, không chỉ được yêu thích vì sự tiện lợi mà còn bởi hương vị gây "nghiện". Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người hiểu lầm về món ăn này với các vấn đề như gây nổi mụn, gây nóng trong người…
Vì vậy, "Hành trình của mì ăn liền" - một chuyên đề được thực hiện bởi Kenh14.vn dưới sự đồng hành của Acecook Việt Nam - sẽ "giải oan" cho món mì yêu thích của nhiều người, đồng thời mang lại một cái nhìn bao quát nhất về món ăn này. Theo dõi thêm những câu chuyện thú vị về mì ăn liền TẠI ĐÂY!