Dù là tín đồ của mì ăn liền nhưng bạn có chắc đã biết hết về các “thể loại” của món ăn này?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 01/07/2021

Không thể phủ nhận rằng, mì ăn liền là một trong những món ăn phổ biến nhất nhì trên thế giới. Ngày nay, việc mua mì ăn liền đã trở nên vô cùng dễ dàng. Bạn có thể mua chúng trong các siêu thị lớn nhỏ, cửa hàng tạp hoá, hay thậm chí nửa đêm mà thèm ăn mì cũng có thể mua được ở các cửa hàng tiện lợi.

Bước vào một siêu thị hay một quầy hàng, không khó để thấy có rất nhiều loại mì ăn liền với các hương vị khác nhau được bày trên kệ. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc hay đặt ra câu hỏi rằng mì ăn liền được phân loại như thế nào không?

Có tất cả bao nhiêu loại mì ăn liền?

Dù là tín đồ của mì ăn liền nhưng bạn có chắc đã biết hết về các “thể loại” của món ăn này? - Ảnh 1.

Có 2 cách phổ biến để phân loại mì ăn liền:

- Theo cách sử dụng: chúng ta có thể dễ dàng nhận biết dựa trên bao bì sản phẩm. Cụ thể, cách phân loại này sẽ chia ra các loại mì ăn liền gồm mì gói, mì ly, mì tô và mì khay. Mỗi loại có độ thuận tiện nhất định, và phù hợp với từng điều kiện, sở thích nhất định. Trong đó, sản phẩm dạng gói thường có giá thành rẻ hơn các loại do không tốn nhiều chi phí cho bao bì.

- Theo phương thức sản xuất: Cách này sẽ giúp chúng ta phân biệt rõ hơn và hiểu hơn về 2 loại mì chính, đó là mì chiên và mì không chiên.

+ Mì chiên: Vắt mì được chiên ở nhiệt độ khoảng 160 - 165 độ C trong khoảng 2 phút 30 giây. Độ ẩm trong vắt mì chiên sẽ khoảng dưới 3%, hàm lượng chất béo trung bình từ 10g - 12g/vắt mì.

+ Mì không chiên: Loại này sẽ được làm khô bằng nhiệt gió ở nhiệt độ khoảng 65 - 80 độ C trong khoảng 30 phút. Vắt mì không chiên thì có độ ẩm khoảng dưới 10%, hàm lượng chất béo trung bình từ 1g - 2g/vắt mì.

Dù là tín đồ của mì ăn liền nhưng bạn có chắc đã biết hết về các “thể loại” của món ăn này? - Ảnh 2.

Dựa trên những cách phân loại trên, có thể sẽ có một số ý kiến băn khoăn về việc lựa chọn loại nào để tốt hơn cho sức khoẻ. Trên thực tế, dù là loại bao bì nào, mì chiên hay mì không chiên (sấy) thì cũng được đảm bảo an toàn. Cụ thể, cả hai loại mì không chiên và mì chiên đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, còn về bao bì phải là loại chuyên dụng dùng cho thực phẩm chế biến và tuân thủ theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bao bì theo tiêu chuẩn của quốc tế hoặc các cơ quan chức năng quản lý trong nước. Bạn có thể an tâm lựa chọn sử dụng tùy thuộc vào sở thích về sợi mì, hương vị hay cách chế biến...

Ăn mì ăn liền thế nào để tốt cho sức khoẻ nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa ăn hoặc dinh dưỡng một ngày cần có sự kết hợp cân đối và hài hòa giữa các nhóm chất là: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong khi đó, mì ăn liền cung cấp cho chúng ta 2 nhóm chất chính là chất bột đường và một phần nhỏ chất béo. Chính vì vậy, việc chỉ ăn mì ăn liền sẽ không thể đảm bảo cung cấp đầy đủ những chất cần thiết cho cơ thể. Các bạn nên kết hợp và bổ sung thêm các thực phẩm để cung cấp chất đạm cùng vitamin và các khoáng chất. Theo đó, khi ăn mì ăn liền, chúng ta có thể cho thêm các topping như rau, thịt, hải sản hoặc trứng. Như vậy không chỉ giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn làm cho món mì ăn liền ngon hơn, hấp dẫn hơn rất nhiều đó.

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, chúng ta nên áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng. Cụ thể, công thức này cần tuân thủ các yếu tố sau:

- Cân đối 4 yếu tố: gồm cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng trong chế độ ăn (carbohydrate, protein, lipid); cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật); cân đối về vitamin và khoáng chất.

- Có ít nhất 5 trong tổng số 8 nhóm thực phẩm gồm nhóm lương thực (gạo, bột mì), nhóm các loại hạt, nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa, nhóm thịt các loại, cá và hải sản, nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng, nhóm rau củ quả khác, nhóm dầu ăn, mỡ các loại và nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm.

- Đảm bảo dinh dưỡng 1 ngày phải cân đối an toàn: hài hoà giữa các nhóm thực phẩm, kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả tươi sống và thực phẩm công nghiệp.

Nắm rõ và áp dụng được công thức này chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa mì ăn liền vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày rồi đấy!

Dù là tín đồ của mì ăn liền nhưng bạn có chắc đã biết hết về các “thể loại” của món ăn này? - Ảnh 3.

Mì ăn liền là một trong những sản phẩm vô cùng quen thuộc với cuộc sống người Việt, không chỉ được yêu thích vì sự tiện lợi mà còn bởi hương vị gây "nghiện". Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người hiểu lầm về món ăn này với các vấn đề như gây nổi mụn, gây nóng trong người…

Vì vậy, "Hành trình của mì ăn liền" - một chuyên đề được thực hiện bởi Kenh14.vn dưới sự đồng hành của Acecook Việt Nam - sẽ "giải oan" cho món mì yêu thích của nhiều người, đồng thời mang lại một cái nhìn bao quát nhất về món ăn này. Theo dõi thêm những câu chuyện thú vị về mì ăn liền TẠI ĐÂY!