Hành trình mì ăn liền du nhập vào Việt Nam và chinh phục khẩu vị người Việt

Hạ Linh, Theo Trí Thức Trẻ 14:06 29/06/2021
Chia sẻ

Từ lúc ra đời cho đến khi có mặt ở Việt Nam, rồi nhận được sự yêu thích của rất nhiều người, mì ăn liền đã có một hành trình với rất nhiều điều thú vị.

Không thể phủ nhận rằng, từ nhiều năm nay, mì ăn liền đã trở thành một trong những món ăn vô cùng phổ biến đối với người Việt Nam, bất kể đối tượng hay lứa tuổi nào. Thậm chí, chúng ta còn trở thành quốc gia có mức độ yêu thích mì ăn liền đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hàn Quốc (Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới WINA (2020)).

Thế nhưng, có lẽ ít ai biết về lịch sử của việc mì ăn liền du nhập vào Việt Nam, cũng như một hành trình dài đã khiến nó trở nên gắn bó với người Việt như ngày hôm nay. Vậy thì, hãy cùng xem hành trình chinh phục khẩu vị người Việt Nam của món ăn này như thế nào nhé!

Mì ăn liền đã đến Việt Nam bằng cách nào?

Ra đời tại Nhật Bản năm 1958, với nhiều tiện ích trong cuộc sống như: chế biến nhanh chóng, không cần mất nhiều thời gian để đun nấu, có thể bảo quản được trong thời gian dài, rất phù hợp để tích trữ..., mì ăn liền đã nhanh chóng trở thành món ăn phổ biến và được yêu thích trên thế giới. Và một trong những nơi mà sự có mặt của mì ăn liền được xem như là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều thế hệ sinh viên, người lao động, đó chính là Việt Nam.

Hành trình mì ăn liền du nhập vào Việt Nam và chinh phục khẩu vị người Việt - Ảnh 1.

Những gói mì ăn liền đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, cụ thể là tại Sài Gòn từ những năm 60, dưới hình thức hàng cứu trợ. Món ăn "kỳ lạ" chỉ cần chế nước sôi, trong vài phút là ăn được ngay, đã nhanh chóng trở thành "hot trend" ở miền Nam lúc bấy giờ.

Mì ăn liền trong ký ức của người Việt

Trong ký ức tuổi thơ của một số người, mì ăn liền như một món ăn cao cấp, quý và hiếm đến mức chỉ sử dụng cho những dịp đặc biệt, hay phải khi ốm mới được mẹ nấu mì cho ăn. Nhiều khi gia đình đông anh, chị, em, một gói mì không đủ chia thì sẽ có món canh mì ăn chung với cơm. Hôm nào mẹ đi chợ về mà trong giỏ có vài gói mì là y như rằng, mấy anh chị em trong nhà sẽ tíu tít, xôn xao, nghĩ đủ mọi cách để được ăn mì.

Hành trình mì ăn liền du nhập vào Việt Nam và chinh phục khẩu vị người Việt - Ảnh 2.

Sau 1975, mì ăn liền phổ biến hơn trên cả nước. Lúc ấy, gói mì ăn liền phổ biến với hương vị tôm (thay vì hương vị gà như của người Nhật), nhiều nhà sản xuất cũng lựa chọn hình ảnh con tôm ngon mắt để thể hiện trên bao bì, cứ thế, người dân cứ gọi luôn tên sản phẩm này là "mì tôm", bất kể là hương vị gì.

Đến những năm 90, mì ăn liền đã trở thành những món ăn cứu trợ, thiện nguyện bởi tính tiện dụng và giá thành phải chăng, lại có thể dễ dàng mua được hơn thời gian trước đó. Thậm chí, cụm từ "mì ăn liền" còn được dùng rộng rãi trong xã hội để nói về những gì được thực hiện một cách nhanh chóng.

Mì tôm chua cay - hương vị của thanh xuân

Sự phát triển mạnh mẽ của mì ăn liền tại Việt Nam bắt đầu từ những năm 2000. Người dân Việt Nam lúc này đã có nhiều sự lựa chọn về hương vị của mì ăn liền hơn. Trong số đó, hương vị tôm chua cay là được yêu thích nhất, bởi lẽ chua và cay là hai vị phổ biến trong nét ẩm thực từ Bắc vào Nam.

Và rất nhiều con người đã gặp nhau ở một điểm rất chung, là yêu thích gói mì Hảo Hảo vị tôm chua cay, mà chỉ cần nhìn thoáng qua chiếc bao bì màu hồng thôi cũng có thể nhận ra ngay. Chỉ cần nhắm mắt lại thôi cũng có thể tưởng tượng ra hương vị chua chua cay cay quen thuộc và mùi thơm đã gắn bó suốt từ nhỏ. Không ngoa khi nói rằng, đây chính là hương vị mì thanh xuân của rất nhiều người, góp phần định hình khẩu vị của người Việt đối với mì ăn liền là tôm chua cay.

Hành trình mì ăn liền du nhập vào Việt Nam và chinh phục khẩu vị người Việt - Ảnh 3.

Gen Z ngày nay thường quen hơn với các sản phẩm mì ly, thế nhưng, anh chị của chúng ta trước đó từ năm 2006 - 2007 cũng đã từng là những người dẫn đầu xu hướng các dòng sản phẩm này. Sự ra đời của mì ly một lần nữa nâng cấp tính tiện lợi của mì ăn liền lên một bậc, kể cả khi bạn "dịch chuyển" bên ngoài căn bếp bạn vẫn có thể sử dụng mì ăn liền. Nếu với anh chị chúng ta, mì ly xuất hiện ở nơi làm việc, nơi công sở thì với Gen Z, mì ly song hành cùng những chuyến hành trình khám phá, du lịch, phượt, trải nghiệm...

Hành trình mì ăn liền du nhập vào Việt Nam và chinh phục khẩu vị người Việt - Ảnh 4.

Theo thời gian, mì ăn liền đã có nhiều thay đổi và cải tiến hơn xưa, từ mì gói cho đến mì ly, từ đơn thuần một hương vị đến đa dạng hàng trăm hương vị, từ hình ảnh con tôm chỉ mang tính chất minh họa thì một ly mì "full topping" đã không còn là giấc mơ của nhiều bạn trẻ.

Tuy nhiên, có một điều vẫn không thay đổi dù qua nhiều thế hệ sử dụng món ăn này, đó chính là gắn liền với đời sống của đủ mọi đối tượng, lứa tuổi, trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một cô sinh viên cuối tháng hết tiền, một anh chàng designer phải thức khuya làm việc, bụng bỗng cồn cào cơn đói, một anh nghệ sĩ phải đi lưu diễn nước ngoài, hay bác bảo vệ trong ca trực khuya..., tất cả, dù khác nhau đến mấy thì vẫn có thể gặp nhau ở một điểm chung, đó chính là sự yêu thích với mì ăn liền.

Mì ăn liền là một trong những sản phẩm vô cùng quen thuộc với cuộc sống người Việt, không chỉ được yêu thích vì sự tiện lợi mà còn bởi hương vị gây "nghiện". Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người hiểu lầm về món ăn này với các vấn đề như gây nổi mụn, gây nóng trong người…

Vì vậy, "Hành trình của mì ăn liền" - một chuyên đề được thực hiện bởi Kenh14.vn dưới sự đồng hành của Acecook Việt Nam - sẽ "giải oan" cho món mì yêu thích của nhiều người, đồng thời mang lại một cái nhìn bao quát nhất về món ăn này. Theo dõi thêm những câu chuyện thú vị về mì ăn liền TẠI ĐÂY!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày