Cứ sa sả rằng ăn nhiều mì ăn liền nổi mụn nhưng sự thật phía sau sẽ khiến bạn bất ngờ

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 05/07/2021

Mặc dù là một trong những món ăn mang tính tiện lợi cao, và là một trong những phát minh tuyệt vời của nhân loại, nhưng mì ăn liền vẫn bị khá nhiều người cho vào danh sách đen vì cho rằng món ăn này là nguyên nhân gây nên hiện tượng nóng trong người và nổi mụn, nhọt.

Điều này bắt nguồn từ các trường hợp cá nhân, đã đưa ra khẳng định dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân, dần dà tạo nên một thói quen suy nghĩ chung cho đông đảo người tiêu dùng rằng cứ ăn mì ăn liền là sẽ nổi mụn.

Vậy có thật sự mì ăn liền là "thủ phạm" gây nên hiện tượng nổi mụn hay nóng trong người. Hãy cùng xem đến các phân tích dưới đây để biết được kết luận đầy bất ngờ nhé!

Mì ăn liền liệu có gây nổi mụn như "lời đồn" và lời giải thích từ các góc nhìn

Cứ sa sả rằng ăn nhiều mì ăn liền nổi mụn nhưng sự thật phía sau sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 1.

Các chuyên gia nói gì về nguyên nhân gây nóng trong người?

Theo giải đáp của các chuyên gia, nếu nhìn từ góc độ của y học phương Đông, nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong người thường là do các cơ quan thải độc của cơ thể (gan, thận…) hoạt động chưa hiệu quả. Vì vậy, cơ thể sẽ dễ bị khô môi, mất nước dẫn đến mụn nhọt. Và lý do dẫn đến tình trạng đó là do cơ địa của mỗi người chứ không phải do thực phẩm.

Ngoài ra, từ góc độ của y học phương Tây, nguyên nhân gây nóng và nổi mụn còn có thể do một số vấn đề về bệnh lý chuyển hoá như các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày, chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt chưa điều độ. Từ đó gây sự mất cân bằng, rối loạn các quá trình chuyển hoá trong cơ thể… Một lần nữa cho thấy rằng vấn đề không nằm ở thực phẩm, và cụ thể là không do mì ăn liền gây ra.

Thành phần mì ăn liền có gây mụn không?

Trong khi nhiều người nói rằng bản thân mình ăn mì ăn liền nhiều bị nổi mụn thì cũng có khá đông người sử dụng không gặp phải tình trạng này. Thậm chí, có những bạn ăn mì ăn liền thường xuyên liên tục mà vẫn chẳng hề có dấu hiệu gì bị nổi mụn.

Để ý vào thành phần của mì ăn liền sẽ thấy, với nguyên liệu chính là bột mì, mì ăn liền cung cấp năng lượng trung bình là 350kcal trong 1 gói mì ăn liền 75g. Cụ thể, trong đó gồm có 3 nhóm chất dinh dưỡng chính là protein (chất đạm) chiếm khoảng 6,9g, lipid (chất béo) chiếm khoảng 13g và carbohydrate (chất bột đường) chiếm khoảng 51,4g. Lượng dinh dưỡng này, tương tự như một bát bánh canh thịt gà hoặc một bát phở nên có thể xem là những thực phẩm cơ bản trong bữa ăn hằng ngày. Cùng với đó, việc nhiều người cho rằng mì ăn liền gây nổi mụn là do đã được chiên nhiều dầu trong quá trình sản xuất là không chính xác, bởi lượng dầu trên cũng chỉ tương đương với khoảng 4 miếng đậu rán mà thôi.

Cứ sa sả rằng ăn nhiều mì ăn liền nổi mụn nhưng sự thật phía sau sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 2.

Vậy tại sao một số người sau khi ăn mì xong lại thường nổi mụn?

Cũng không thể phủ nhận có trường hợp bị nổi mụn sau khi ăn mì. Thực tế, có thể do nhiều yếu tố và rơi vào một số trường hợp sau đây:

Thứ nhất, những người thường ăn mì là những người khá bận rộn, có chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều nước có gas và thường hay thức khuya. Những yếu tố này đều góp phần làm rối loạn các quá trình chuyển hóa, hấp thu của thực phẩm trong cơ thể, từ đó có thể dẫn đến các thay đổi về hormone, và có thể dẫn đến tình trạng mụn.

Thứ hai, những người ăn mì và bị mọc mụn thường là các bạn học sinh, sinh viên - đây là lứa tuổi các hormone giới tính đang hoạt động mạnh mẽ, các tuyến bã nhờn cũng đang hoạt động mạnh, da mặt sẽ phải tiếp xúc nhiều với mồ hôi, bụi bẩn làm tăng nguy cơ hình thành mụn.

Cứ sa sả rằng ăn nhiều mì ăn liền nổi mụn nhưng sự thật phía sau sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 3.

Lời khuyên của chuyên gia khi ăn mì ăn liền

Theo quan điểm của y học phương Đông, thực phẩm được chia ra các nhóm có tính hàn, tính nhiệt… Trong đó, những người có cơ thể thiên tính hàn thì dễ phản ứng với các thực phẩm có tính hàn và ngược lại.

Thế nên, khi sử dụng thực phẩm, người ta thường kết hợp để tạo ra sự cân bằng như trứng vịt lộn tính hàn ăn chung với gừng và rau răm có tính nhiệt, hay khi làm món cá hấp có tính hàn thì sẽ cho thêm một chút gừng có tính nhiệt… Ngoài yếu tố tạo hương vị thì còn mang ý nghĩa cân bằng tính hàn - nhiệt.

Dựa trên yếu tố này, các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng chúng ta nên cho thêm rau củ hoặc thịt, hải sản có tính hàn khi kết hợp vào mì ăn liền có tính nhiệt (vì có thành phần chính là bột lúa mì) để bữa ăn được hài hòa về mặt hàn-nhiệt, Điều này cũng phù hợp với quan điểm của y học hiện đại, khi việc kết hợp đa dạng các loại thực phẩm ở các nhóm chất sẽ mang đến một bữa ăn đảm bảo đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng hơn.

Cứ sa sả rằng ăn nhiều mì ăn liền nổi mụn nhưng sự thật phía sau sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 4.

Vì thế, không cần phải kiêng khem, ngồi suy nghĩ, lo sợ thực phẩm này hay thực phẩm kia có nóng hay không mà quan trọng là phải thực hiện ăn uống đa dạng, phong phú các loại thực phẩm và có sự cân bằng trong mỗi bữa ăn.

Vậy là từ nay, những người đam mê mì ăn liền có thể an tâm thưởng thức món ăn yêu thích của mình mà không khỏi lo nổi mụn rồi nhé!

Mì ăn liền là một trong những sản phẩm vô cùng quen thuộc với cuộc sống người Việt, không chỉ được yêu thích vì sự tiện lợi mà còn bởi hương vị gây "nghiện". Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người hiểu lầm về món ăn này với các vấn đề như gây nổi mụn, gây nóng trong người…

Vì vậy, "Hành trình của mì ăn liền" - một chuyên đề được thực hiện bởi Kenh14.vn dưới sự đồng hành của Acecook Việt Nam - sẽ "giải oan" cho món mì yêu thích của nhiều người, đồng thời mang lại một cái nhìn bao quát nhất về món ăn này. Theo dõi thêm những câu chuyện thú vị về mì ăn liền TẠI ĐÂY!