Giải mã 5 hiểu lầm cực phổ biến về ung thư có thể khiến cuộc sống của bạn chìm trong lo sợ

J.D, Theo Helino 08:10 28/07/2019

Ai cũng sợ ung thư, nhưng thực ra căn bệnh này không dễ mắc đâu các bạn.

Đúng là ung thư đang dần trở nên phổ biến hơn, nhưng thực chất các bệnh ung thư được xét vào dạng chiếm tỉ lệ thấp trong xã hội. Có điều đa số các loại ung thư đều hết sức nguy hiểm và cũng chưa có thuốc chữa, khiến người mắc bệnh gần như nhận phải án tử nếu như phát hiện bệnh quá muộn.

Cũng bởi vậy, nhiều người trong chúng ta đâm ra sợ ung thư một cách thái quá. Chúng ta lo lắng khi cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu gì khác lạ, cảm thấy muốn khóc khi ở ngực hiện ra một khối u gây đau tức, thấy hoảng hồn khi trên lưng xuất hiện một nốt ruồi "lạ".

Có điều, không phải bất kỳ thứ gì lạ cũng là ung thư đâu.

1. Không phải nốt ruồi nào cũng là dấu hiệu của ung thư da

Giải mã 5 hiểu lầm cực phổ biến về ung thư có thể khiến cuộc sống của bạn chìm trong lo sợ - Ảnh 1.

Không phải nốt ruồi nào cũng an toàn, nhưng đồng thời không phải nốt ruồi "lạ" nào cũng nguy hiểm.

Quả thực nốt ruồi "lạ" trên da là một dấu hiệu của ung thư hắc tố melanoma, nhưng tin tốt là nếu nốt ruồi ấy có các nang lông mọc xuyên qua thì bạn có thể yên tâm, vì đó là một cái nốt vô hại.

Nguyên nhân là do nếu lông xuyên qua được, chứng tỏ cấu trúc da tại nốt ruồi chưa bị thay thế, vẫn là các tế bào bình thường. Đối với người mắc ung thư hắc tố, cấu trúc da sẽ bị biến đổi mạnh, khiến tế bào nang lông không thể tồn tại và hình thành.

Nhưng ngay cả khi nốt ruồi của bạn chẳng có lông mọc xuyên qua cũng không có nghĩa đó là dấu hiệu của ung thư. Để có thể kết luận, tốt hơn hết là đi gặp bác sĩ.

2. U lành tính an toàn hơn bạn tưởng

Giải mã 5 hiểu lầm cực phổ biến về ung thư có thể khiến cuộc sống của bạn chìm trong lo sợ - Ảnh 2.

Nhiều người khi nghe đến việc mình có một khối u là cảm thấy sợ hãi mà không biết rằng nếu đó là u lành tính, sức khỏe của bạn sẽ chẳng sao cả.

Hầu hết các khối u lành tính sẽ không bao giờ chuyển thành u ác (ung thư), ngoại trừ một vài trường hợp cực kỳ hiếm như bệnh polyp đại tràng - một dạng u cần cắt bỏ vì có khả năng chuyển hóa thành ung thư.

Thậm chí nhiều loại u phổ biến ở phụ nữ - chẳng hạn như u xơ, u nang buồng trứng... cũng không bao giờ chuyển thành ung thư.

3. Nếu một khối u gây đau, nhiều khả năng đó không phải ung thư

Hầu hết các khối u ung thư đều không gây đau đớn, thậm chí chẳng thấy gì khác lạ. Vậy nên nếu đột nhiên có một khối u trên cơ thể bạn mà gây đau, nhiều khả năng đó không phải ung thư.

Giải mã 5 hiểu lầm cực phổ biến về ung thư có thể khiến cuộc sống của bạn chìm trong lo sợ - Ảnh 3.

Nhưng bạn vẫn nên đi khám bác sĩ, vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, hoặc một số chứng bệnh khác cần phải xử lý ngay và luôn.

4. Triệu chứng kéo dài cả năm trời? Đó không phải là ung thư

Giải mã 5 hiểu lầm cực phổ biến về ung thư có thể khiến cuộc sống của bạn chìm trong lo sợ - Ảnh 4.

Bạn thường xuyên bị ho, thường xuyên bị đau đầu, hoặc bụng thường xuyên trướng lên và chúng kéo dài hàng năm trời? Yên tâm, đó không phải ung thư đâu, vì căn bệnh này giết người rất nhanh và bạn đã chết từ lâu lắm rồi.

Tuy nhiên bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ, vì đó có khả năng là dấu hiệu của những căn bệnh khác cần được chữa trị, dù ít nguy hiểm hơn.

5. Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư? Chưa chắc!

Giải mã 5 hiểu lầm cực phổ biến về ung thư có thể khiến cuộc sống của bạn chìm trong lo sợ - Ảnh 5.

Quả thực là xu hướng người trẻ mắc ung thư đang gia tăng, nhưng xét về mặt số liệu và tỷ lệ thì không hề lạ. Theo thống kê tại Mỹ, 66 là độ tuổi trung bình của một bệnh nhân ung thư, trong khi nhóm dưới 20 chỉ chiếm 1%. Ngoài ra, những người từ 55 tuổi trở lên có rủi ro mắc ung thư cao nhất - khoảng 80%.

Lý do chúng ta thấy nhiều trường hợp người trẻ mắc ung thư đơn giản là vì dân số các nước đang ngày càng tăng lên thôi.

Tham khảo: BS, VT.co