Gia đình tổng thu nhập 30 triệu, vừa cưới xong chồng đưa ra yêu cầu khiến vợ phải vội lên mạng "cầu cứu"

Hà Thu, Theo thanhnienviet.vn 23:59 13/04/2025
Chia sẻ

Vừa mới cưới nhưng cặp vợ chồng đã xảy ra bất đồng ý kiến với nhau.

Gia đình tổng thu nhập 30 triệu, vừa cưới xong chồng đưa ra yêu cầu khiến vợ phải vội lên mạng "cầu cứu"- Ảnh 1.

Chồng thì muốn ai cầm lương người đó, còn vợ thì thích "quy về một mối"

Trước khi kết hôn, 2 vợ chồng nên bàn bạc và thống nhất nhiều thứ với nhau. Trong số đó nên có chuyện tài chính trong gia đình. Bởi sau khi kết hôn, đó không còn là chuyện riêng của 2 người mà vợ chồng cần phải lo vun vén cho gia đình nhỏ của mình, gia đình 2 bên và nhiều thứ chi tiêu khác.

Nếu không bàn bạc trước chuyện này thì sau khi kết hôn sẽ rất phiền đó. Điển hình như mới đây, một cô vợ đã tâm sự về chuyện trong gia đình mình:

"Các anh chị đi trước cho em xin kinh nghiệm với ạ. Vợ chồng em mới cưới nhau. Lương 2 vợ chồng sêm sêm nhau mỗi đứa 15 triệu. Từ đầu tháng đến giờ 2 vợ chồng tranh cãi về vấn đề tiết kiệm ạ. Chồng em thì muốn ai cầm lương người đó. Tiêu thoải mái cuối tháng còn bao nhiêu thì để dành tiết kiệm chẳng may tiêu hết thì thôi tháng sau bù.

Em thì không đồng ý. Em muốn em cầm lương rồi chồng cần gì thì nói em đưa cho hoặc em sẽ phát lương theo ngày chứ để anh ấy tiêu thả phanh thì không bao giờ để được đồng nào. Chồng em thì cho rằng như thế là tù túng. Hiện tại chúng em vẫn tranh luận và chưa đưa ra được thống nhất. Rất mong nhận được lời tư vấn của các anh chị ạ".

Gia đình tổng thu nhập 30 triệu, vừa cưới xong chồng đưa ra yêu cầu khiến vợ phải vội lên mạng "cầu cứu"- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Bên dưới bài đăng, đã có rất nhiều bình luận góp ý cho cặp vợ chồng này. Đa phần đều có chung nhận xét rằng khi hai vợ chồng đã kết hôn rồi thì nên có mục tiêu tài chính chung - và những điều này thì cần bàn trước khi kết hôn, tránh trường hợp sau khi cưới mới thống nhất.

Bởi chuyện tài chính đóng vai trò rất lớn trong hạnh phúc gia đình. Thế nên nếu không có quan điểm chung, ví dụ như một người thích tiết kiệm và một người tiêu hoang ở cạnh nhau thì cũng khó lâu dài được.

Trong nhiều gia đình, người vợ thường quản lý quỹ chung bởi phụ nữ thường có xu hướng vun vén hơn. Tuy nhiên, nhiều netizen cũng góp ý cho cô vợ khi có quan điểm "muốn cầm lương rồi chồng cần gì thì nói, hoặc sẽ phát lương theo ngày". Điều này cũng không ổn cho người chồng khi công sức mình làm ra, bây giờ phải chi tiêu dè xẻn hoặc không được quản lý chính, về lâu dài cũng sẽ khiến người chồng khó chịu.

Đa số đều cho rằng cả 2 nên thống nhất mục tiêu chung, và để dành vào quỹ gia đình. Còn lại thì có thể cất vài triệu làm của riêng mỗi tháng, tạo sự thoải mái cho nhau.

Gia đình tổng thu nhập 30 triệu, vừa cưới xong chồng đưa ra yêu cầu khiến vợ phải vội lên mạng "cầu cứu"- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Dưới đây là một số bình luận nổi bật:

- "Vợ chồng nên có mục tiêu tài chính chung mới đi được lâu dài với nhau bạn ạ, tránh cãi cọ. Các bạn nên trích 10-15% tổng thu nhập vào quỹ tiệm kiểm và đầu tư để riêng trước, quỹ hưởng thụ không quá 15%. Còn lại chi tiêu thiết yếu có thể mở 1 tài khoản chung cho 2 vợ chồng cùng chi các khoản trong gia đình. Nếu không thì khoán cố định 2 triệu cho chồng chi tiêu lặt vặt trong tuần. Nếu chưa có con, hoặc chưa có nhà thì nên tăng tỉ lệ tiết kiệm lên 20-30%".

- "Vợ nên là người giữ phần tiết kiệm trong gia đình, chứ không phải quản lý tất cả các khoản chi tiêu. Giờ bạn thử đặt ngược xem, đi làm cả tháng xong đưa hết lương cho chồng giữ. Lúc muốn mua đồ cá nhân cũng phải thông qua chồng thì có bực không? Nhà mình từ khi thu nhập thấp đến giờ khá hơn vẫn là chồng đưa 1 khoản tiết kiệm, cố định theo tháng cho vợ giữ. Chi phí sinh hoạt chồng giữ và chi tiêu, vì nhà mình toàn chồng đi chợ. Lương vợ lo điện nước, học phí cho con. 7-8 năm rồi, trộm vía vẫn ổn, 2 vợ chồng ít khi bất đồng quan điểm tài chính lắm".

- "Biết là người phụ nữ là người tay hòm chìa khóa, nhưng bạn thử nghĩ đi làm vất vả cả tháng mà cuối tháng về phải nộp hết cho vợ rồi cần xài bao nhiêu phải ngửa tay xin, đến lúc đến ngày sinh nhật vợ hay lễ Tết thì họ lấy tiền đâu sắm quà cáp cho bạn nói gì các khoản khác. Nên thống nhất mỗi người giữ lại một ít tiêu cá nhân còn lại cho vào quỹ chung - quỹ đó tiết kiệm, sinh hoạt gia đình và ăn uống thì hợp lý á bạn"

- "Nếu không thể cùng chung quan điểm, thì mình rút ngắn khoảng cách của 2 quan điểm: Hai vợ chồng tính toán chi tiêu, cùng nhau góp vào khoản chi tiêu chung, khoản tiết kiệm chung. Ví dự như trong gia đình mình thì tiền vợ giữ. Trừ khoản chi tiêu hàng tháng cho gia đình ra, còn lại mình đưa vào tiết kiệm. Riêng phần tiết kiệm mình thống kê theo file excel để 2 vợ chồng cùng theo dõi, tránh nghi ngờ lẫn nhau. Lương chồng tự giữ lại 1 phần đủ chi tiêu cá nhân cho chồng. Bạn thử tham khảo nha".

Trong gia đình, 2 vợ chồng nên phân chia việc giữ tiền thế nào?

Trong một gia đình, việc quyết định ai sẽ giữ tiền và bao nhiêu là vấn đề không chỉ liên quan đến tài chính mà còn đến sự tin tưởng, phối hợp giữa hai vợ chồng. Khi cân nhắc đưa một phần thu nhập cho chồng giữ mỗi tháng, nhiều người băn khoăn nên phân bổ bao nhiêu để vừa đảm bảo chi tiêu gia đình, vừa tôn trọng vai trò của cả hai.

Không có con số cố định phù hợp với mọi nhà, nhưng một cách tiếp cận hợp lý sẽ giúp 2 vợ chồng cảm thấy thoải mái và được tôn trọng, và sẽ tăng động lực kiếm tiền hơn đó!

1. Đánh giá vai trò tài chính của 2 vợ chồng

Trước khi quyết định tỷ lệ thu nhập đưa cho chồng giữ, hai vợ chồng cần ngồi lại để đánh giá vai trò tài chính của mỗi người. Hãy thảo luận về tổng thu nhập, các khoản chi cố định (nhà ở, thực phẩm, học phí con), và trách nhiệm cụ thể của chồng – như trả hóa đơn, đầu tư, hay tiết kiệm.

Ví dụ, nếu gia đình chi 20 triệu/tháng và chồng phụ trách các khoản lớn như tiền nhà (8 triệu), việc đưa tiền cho anh ấy cần dựa trên nhu cầu thực tế này. Hiểu rõ ai giỏi quản lý khía cạnh nào – chồng có thể giỏi đầu tư, vợ giỏi chi tiêu hàng ngày – sẽ giúp xác định tỷ lệ hợp lý mà không tạo áp lực cho cả hai.

Gia đình tổng thu nhập 30 triệu, vừa cưới xong chồng đưa ra yêu cầu khiến vợ phải vội lên mạng "cầu cứu"- Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ.

2. Đề xuất tỷ lệ dựa trên trách nhiệm và sự tôn trọng lẫn nhau

Trong nhiều gia đình ở Việt Nam, vợ thường là người giữ vai trò chính trong quản lý tài chính gia đình, từ chi tiêu hàng ngày đến tiết kiệm dài hạn. Vì vậy, thay vì đưa phần lớn thu nhập cho chồng, một tỷ lệ hợp lý là đưa cho chồng giữ khoảng 20-40% tổng chi phí gia đình, tùy thuộc vào trách nhiệm cụ thể của anh ấy.

Chẳng hạn, nếu gia đình cần 20 triệu/tháng để sinh hoạt và chồng phụ trách các khoản như tiền điện nước, xăng xe, hoặc tiết kiệm (tổng 6 triệu), bạn có thể đưa khoảng 30% thu nhập chung (hoặc phần tương ứng từ lương của mình) để anh ấy quản lý. Vợ giữ phần còn lại – 60-80% – để lo các chi phí thiết yếu như thực phẩm, học phí con, hoặc mua sắm gia đình.

Tỷ lệ này phản ánh thực tế rằng vợ thường là "tay hòm chìa khóa", nhưng vẫn đảm bảo chồng có vai trò trong việc chia sẻ trách nhiệm tài chính.

3. Quyết định số tiền riêng dựa trên sự tôn trọng tự do của nhau

Dù đưa một phần thu nhập cho vợ hay chồng giữ, mỗi người vẫn nên có khoản tiền riêng để chi tiêu cá nhân, tránh cảm giác bị kiểm soát. Sau khi đóng góp vào quỹ chung, phần còn lại của thu nhập có (ví dụ, 20-30%) có thể được giữ lại để tự do mua sắm, giải trí, hoặc hỗ trợ người thân.

Ví dụ, nếu thu nhập chung là 20 triệu/tháng và đưa 12 triệu (60%) cho vợ quản lý các chi phí lớn, chồng có thể giữ 8 triệu để chi tiêu cá nhân và các khoản nhỏ. Cách này giúp cả hai duy trì sự độc lập tài chính, đồng thời giảm thiểu bất đồng khi một người cảm thấy phụ thuộc vào người kia.

4. Linh hoạt tuỳ theo hoàn cảnh gia đình

Việc quyết định tỷ lệ đưa cho chồng giữ không nên là quyết định một lần mãi mãi, mà cần dựa trên sự thỏa thuận và linh hoạt điều chỉnh. Hai vợ chồng nên thảo luận định kỳ – như mỗi quý hoặc mỗi năm – để xem tỷ lệ hiện tại có còn phù hợp khi thu nhập thay đổi, con cái lớn lên, hoặc có chi phí mới (như mua nhà).

Nếu chồng giữ 50% nhưng thường xuyên chi quá tay, bạn có thể đề xuất giảm xuống 20-30% và chuyển một phần trách nhiệm sang mình. Ngược lại, nếu anh ấy quản lý tốt và giúp gia đình tiết kiệm, có thể cân nhắc tăng tỷ lệ. Sự cởi mở này đảm bảo cả hai đều cảm thấy công bằng và được tôn trọng.

5. Tin tưởng lẫn nhau

Cuối cùng, việc đưa bao nhiêu phần trăm thu nhập cho chồng giữ không chỉ là vấn đề con số, mà còn là biểu hiện của sự tin tưởng trong gia đình. Tỷ lệ phù hợp sẽ giúp chồng cảm thấy được giao phó trách nhiệm, đồng thời vợ vẫn có không gian để quản lý các nhu cầu của mình. Quan trọng nhất, hai người cần thống nhất rằng mục tiêu chung là sự ổn định và hạnh phúc của gia đình, chứ không phải cạnh tranh về quyền kiểm soát tiền bạc.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày