Gặp tai nạn thập tử nhất sinh, sống dậy trở thành nửa người nửa máy như phim viễn tưởng

CN, Theo Nhịp Sống Việt 10:50 26/12/2019

Câu chuyện về một nữ kỹ sư đang khiến người ta vô cùng bất ngờ với quyết định lắp đủ thứ máy móc vào trong cơ thể mình.

Nghĩ đến việc một người phụ nữ từng gặp tai nạn ô-tô vô cùng nguy hiểm tới suýt "chầu trời, tới nỗi gãy cả lưng, vỡ mắt cá chân và đầu gối đã quá đủ để khiến nhiều người rùng mình khi nghe tới. Thế nhưng, thứ khiến người ta giật mình hơn nhiều là việc cô đã chấp nhận lắp đặt đủ thứ máy móc tí hon lên người sau nhiều cuộc phẫu thuật, nói nôm na là tự "nâng cấp" theo một cách thường chỉ thấy trong những bộ phim điện ảnh.

Winter Mraz - nhân vật chính trong câu chuyện này - là một kỹ sư 31 tuổi đang sống và làm việc tại Liverpool (Anh). Cơ thể cô có những bộ phận máy móc, công nghệ được lắp vào ẩn dưới da để giúp thực hiện rất nhiều thao tác không tưởng trong cuộc sống: Mở cửa tự động chỉ bằng cách xua tay, gửi thông tin từ chính những con chip dữ liệu bên dưới da mình… Tất cả những quá trình lắp đặt công nghệ lên cơ thể cô đều được thân chủ đồng ý sau khi biết mình bắt buộc phải thay thế một phần bộ phận cơ thể sau vụ tai nạn thảm khốc.

Gặp tai nạn thập tử nhất sinh, trở thành nửa người nửa máy như phim viễn tưởng - Ảnh 1.

Winter Mraz

"Một trong những mảnh xương bánh chè của tôi thực chất là đồ in 3D mà ra đấy. Xong họ lắp nó lại vào phần xương gốc bị tổn thương trong vụ tai nạn," chia sẻ bởi Mraz.

Bên trong cổ tay trái của cô, một con chip siêu nhỏ được cài vào dưới da giúp cô thao tác xử lý hành động mở cửa ra vào, tương tự như cách những chìa khoá từ hay thẻ quét hoạt động trong những khách sạn. Tay phải của cô cũng có một con chip tương tự, dùng để chứa những thông tin về các chuyên môn của mình. Người khác có thể dùng smartphone để quét lên bề mặt tay lắp chip, từ đó họ sẽ nhận được ngay lập tức những thông tin về Mraz để kết nối và liên hệ phục vụ công việc về sau.

Gặp tai nạn thập tử nhất sinh, trở thành nửa người nửa máy như phim viễn tưởng - Ảnh 2.

Ứng dụng được dùng để quét chip thông tin của Mraz.

Ngoài ra, một số phần cơ thể khác của Mraz cũng được lắp những phụ kiện tương tự nhưng có phần đơn giản hơn, chẳng hạn như các nam châm ở đầu ngón tay hoặc chấm đèn LED ở cẳng tay. Nam châm có tác dụng giúp cô phát hiện các trường điện từ ở gần, tránh việc chạm phải những đồ vật hay đường dây điện hở, có khả năng gây giật và tai nạn. Khi ở gần những thứ đó, đèn LED trên tay cô sẽ sáng lên báo hiệu, và Mraz cũng tự nhận cô khá thích những thứ nhấp nháy bắt mắt nữa.

Gặp tai nạn thập tử nhất sinh, trở thành nửa người nửa máy như phim viễn tưởng - Ảnh 3.

Ngón tay có nam châm hút dính kim loại.

"Nhờ những thay đổi này, cuộc sống của tôi có thể tránh khỏi những rắc rối thường ngày mà người khác hay lo lắng. Như cách mỗi ngày ra khỏi nhà, tôi không bao giờ phải giật mình vì quên chìa khoá bên trong hay đánh rơi chìa trên đường nữa."