Muôn kiểu nhận định thực phẩm TỐT - XẤU và cùng gỡ bỏ mọi thắc mắc với chuyên gia
Qua một video phỏng vấn đường phố nhằm khảo sát suy nghĩ của người trẻ về chế độ ăn uống lành mạnh cũng như thử thách các bạn phân loại thực phẩm tốt - xấu dựa trên hiểu biết của bản thân, chúng ta thấy được rằng đa số mọi người đang nghĩ đường và những thực phẩm chứa nhiều đường là xấu. Họ sẽ có thói quen cắt đường trong chế độ ăn uống của mình với suy nghĩ "phải hạn chế đường tối đa từ các loại bánh ngọt, trà sữa", "cứ món nào ngọt là không tốt"... Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng đường không hoàn toàn tốt và cũng không hẳn xấu, tuỳ vào liều lượng chúng ta tiêu thụ mỗi ngày.
Sử dụng đường bao nhiêu là đủ cũng là câu hỏi "làm khó" nhiều người được phỏng vấn
Tại livestream "Đường và sức khoẻ: Học ăn học uống đường hoàng" được tổ chức bởi nhãn hàng Đường Biên Hòa, BS.CKI Đào Thị Yến Thuỷ - Trưởng khoa Dinh Dưỡng Tiết Chế, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM đã có nhiều chia sẻ để "giải oan" cho đường và cách để dùng đường sao cho phù hợp với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Khác với phần đông ý nghĩ tiêu cực về đường, bác sĩ Yến Thuỷ khẳng định đường là thực phẩm cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh cũng như một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vị chuyên gia tiếp lời: "Chúng ta biết đường là chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, thường chiếm khoảng 55 - 65% tổng nhu cầu năng lượng, trong khi các chất khác như đạm chỉ chiếm 15% và chất béo khoảng 25 - 30%.
Đường dễ dàng hấp thụ hơn tinh bột mà không cần đến men tiêu hóa, sẽ được đưa vào từng tế bào sống để tạo năng lượng cho hoạt động thường ngày và phát triển thể chất… Do đó, đường là chất cung cấp năng lượng nhanh nhất cho cơ thể, thức ăn duy nhất của não và rất quan trọng với hoạt động của cơ bắp". Bác sĩ cũng nhấn mạnh, việc cắt bỏ hoàn toàn đường khỏi bữa ăn là một giải pháp không khoa học.
BS.CKI Đào Thị Yến Thuỷ (ngoài cùng bên phải) "giải oan" cho đường dựa trên các dẫn chứng khoa học
Vậy trên thực tế, đường có thực sự gây ra tác hại xấu cho cơ thể và vóc dáng như lời đồn đoán của nhiều người? Về mặt sức khoẻ, đường vẫn luôn bị xem là nguyên nhân của các bệnh lý như béo phì hay tiểu đường. Tuy nhiên, theo như lời giải thích chuyên môn từ bác sĩ Yến Thuỷ thì suy nghĩ trên không hoàn toàn đúng.
Béo phì xảy ra do dư thừa năng lượng từ tất cả các nhóm chất như chất bột, chất béo chứ không chỉ riêng đường. Trong khi đó, nguy cơ cao dẫn đến bệnh đái tháo đường có thể đến từ các yếu tố như gene di truyền, thừa cân, mỡ máu, thay đổi chế độ ăn đột ngột… Cứ ăn nhiều đường thì sẽ bị tiểu đường là một lầm tưởng vô cùng lớn và thiếu khoa học.
Bàn về vóc dáng, đường lại lần nữa "bị oan" khi có nhiều người cho rằng, nếu bạn muốn có vóc dáng đẹp phải cắt bỏ đường ra khỏi bữa ăn hay thay thế đường bằng các chất tạo ngọt khác như mật ong, mật mía hay mạch nha... Thậm chí, khách mời trong livestream Hoàng Oanh thừa nhận đã từng cắt hẳn đường với quyết tâm lấy lại vóc dáng sau sinh nhưng kết quả cô bị hạ đường huyết, cơ bắp nhão đi và kém săn chắc hơn lúc trước.
"Mình vào phòng tập thì cũng chẳng tập nổi bởi không có đường cảm giác cũng không có năng lượng và thấy thiếu sức sống, rất yếu ớt!" - Hoàng Oanh chia sẻ. Thực tế, hiện tượng Hoàng Oanh gặp phải được khoa học lý giải theo cơ chế "tự ăn thịt mình". Cụ thể, bác sĩ Yến Thuỷ cho hay: "Khi kiêng ăn đường để giảm cân thì cơ thể đầu tiên sẽ sử dụng lượng đường dự trữ trong người. Tiếp đó, cơ thể sẽ chuyển qua dùng lượng protein dự trữ trong cơ nên cơ bắp của chúng ta sẽ teo nhỏ và kém săn chắc. Sau 2-3 ngày 'tự ăn thịt mình', cơ thể mới tiêu đốt lượng mỡ thừa nhưng lúc này chúng ta đã không còn năng lượng để làm việc hay sinh hoạt nữa".
Bác sĩ Yến Thuỷ cũng khẳng định, nếu bạn muốn duy trì vóc dáng, hãy tuân thủ nguyên tắc mức năng lượng nạp vào luôn thấp hơn mức năng lượng tiêu hao, cắt đường không phải là một phương án khả thi và tốt cho cơ thể.
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, mức tiêu thụ đường trung bình cần thiết cho một người trong một ngày là không quá 25gr (Nguồn ảnh: Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia)
Tổng kết, bác sĩ Yến Thuỷ đặc biệt nhấn mạnh "Tôi không khuyến cáo dùng nhiều đường nhưng cũng không nên quá sợ hãi với thực phẩm này, vì đường thật sự cần thiết cho sự sống". Kèm theo chia sẻ đó là lời khuyên từ bác sĩ Yến Thuỷ về lượng đường tiêu thụ hợp lý trong một ngày "Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, mức tiêu thụ đường trung bình cần thiết cho một người trong một ngày là 20 - 25gr".
Với bề dày kinh nghiệm hơn 50 năm trong ngành mía đường, Đường Biên Hoà là lựa chọn giúp để bạn an tâm gửi gắm hương vị ngọt lành trong hành trình sống khoẻ mỗi ngày. Được ưu ái sở hữu danh xưng "bậc thầy mía đường", Đường Biên Hoà đã "thương trao ngọt lành" cho hàng triệu gia đình Việt qua từng bữa ăn.
Không chỉ sử dụng 100% giống mía không biến đổi gene, Đường Biên Hòa còn mang đến những sản phẩm đường mía với độ tinh khiết đến 99,9% nhờ áp dụng phương pháp loại bỏ màu bằng công nghệ carbonat hoá, không sử dụng hóa chất tẩy trắng, loại bỏ gần như hoàn toàn tạp chất; giúp người tiêu dùng an tâm trong bữa ăn hàng ngày của cả gia đình.