Dùng AI để tạo nhân vật game từ ảnh tự sướng, công nghệ trong game đang phát triển thần kỳ

Gia Minh, Theo Trí Thức Trẻ 23:03 13/12/2019

Bạn có từng muốn mình hoá thân vào thế giới điện tử? Với công nghệ AI, nhà phát triển sẽ biến ước mơ của bạn thành sự thật.

Trò chơi nhập vai trực tuyến Justice của NetEase đang áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo nhân vật từ ảnh selfie. Đây là bước tiến lớn so với nhiều tựa game bây giờ. Do vậy, người chơi không cần điều chỉnh hàng trăm chỉ số khác nhau để có được nhân vật như mong muốn.

Trong tài liệu tại Fuxi Lab, nơi làm việc về AI của NetEase, có giải thích cách trí tuệ nhân tạo có thể tái tạo khuôn mặt từ ảnh chụp sang mô hình 3D trong trò chơi. Theo đó, sau khi tạo xong, nhân vật có thể thực hiện những chuyển động 3D hay nói chuyện với các trợ lý AI trong game. NetEase cho biết chức năng này rất được cộng đồng người chơi Trung Quốc tin dùng với hơn 1 triệu lượt sử dụng.

"Nhân vật được tạo từ ảnh không chỉ giống về khuôn mặt mà còn cả tóc tai, biểu cảm hay thậm chí chỉ là những chuyển động nhỏ nhất, giúp nhân vật càng "thực" hơn. Hiện đây chỉ là tính năng nhỏ trong trò chơi. Tuy nhiên, đội ngũ sẽ nâng cấp để nhà phát triển có thể dùng nó tạo NPC", NetEase cho biết.

Dùng AI để tạo nhân vật game từ ảnh tự sướng, công nghệ trong game đang phát triển thần kỳ - Ảnh 1.

Các nhân vật được tạo từ ảnh selfie trong Justice. Ảnh: NetEase.

Tuy nhiên, AI không thể hoàn thành nhân vật chỉ với một thao tác thêm ảnh duy nhất. Người chơi cần phải chỉnh sửa vài chi tiết nhỏ để AI có thể làm việc trơn tru hơn.

Mặt khác, công ty đã "đào tạo" hệ thống AI để phù hợp hơn với cấu trúc xương trên mặt người. NetEase cho biết các chức năng hiện tại trên thị trường thao tác với da người thông qua những "mặt lưới". Nhưng AI của NetEase, bằng cách "hiểu" cấu trúc xương, có thể tạo ra nhân vật 3D với lượng thông tin rất ít do người chơi cung cấp.

Tuy vậy, phần thách thức nhất của việc tạo nhân vật dựa trên hình ảnh ngoài đời là làm cho nhân vật phải thuộc về thế giới game lại giống ảnh. Nhân vật trong game phải trông phù hợp với phần còn lại của thế giới ảo. Việc chỉ "chiếu" gương mặt người lên nhân vật trong game sẽ làm người nhìn mơ hồ. Người chơi nhìn thấy những thứ không tự nhiên sẽ dẫn đến khó chịu, có thể bỏ game. Nhưng nhờ vào AI, NetEase đã khắc phục vấn đề đó và tạo ra được nhận diện phù hợp với "thẩm mỹ" của trò chơi.

NetEase đã đầu tư rất nhiều vào AI. Ngoài giúp các hiệu ứng của trò chơi "mượt mà" hơn, công ty hy vọng cải thiện trải nghiệm người dùng cũng như hỗ trợ những nhà phát triển game làm việc tốt hơn.

Dùng AI để tạo nhân vật game từ ảnh tự sướng, công nghệ trong game đang phát triển thần kỳ - Ảnh 2.

Các chuyển động “thực” của nhân vật trong trò chơi của NetEase. Ảnh: NetEase.

"Tôi nghĩ NetEase hiểu rằng nghiên cứu và phát triển AI sẽ mở rộng tính năng của trò chơi họ. Đồng thời AI còn đem đến những lợi ích tiềm năng như phát triển cơ chế trò chơi, nội dung hay thậm chí các mô hình kinh doanh mới", ông Charlie nói.

Tuy vậy, NetEase không "đơn độc" trong công cuộc áp dụng AI vào trò chơi để tạo ra những nhân vật, hình ảnh chân thực hơn. Tencent, đối thủ lớn nhất của họ, cũng đang sử dụng AI và hình ảnh vào một hệ thống có tên "Any Face" để tạo ra những biểu cảm vô cùng chân thật trong game.

Reallusion, công ty có trụ sở tại Mỹ, là một đầu tàu khác trong lĩnh vực này. Headshot, phần mềm tạo nhân vật do Reallusion phát hành, cũng có chức năng tương tự và đang được áp dụng bởi những danh nhân trong ngành công nghiệp game. Zeng Xiancheng, cha đẻ tựa game Bright Memory, nói rằng công nghệ Headshot của Reallusion cũng hiệu quả như thuật toán phát triển bởi NetEase.

"Công nghệ được phát triển bởi NetEase vô cùng rất thực dụng. Tuy vậy, Trung Quốc chỉ đang ở vạch xuất phát trong hành trình áp dụng AI vào trò chơi điện tử. Rất nhiều công ty vẫn đang phải sử dụng những phần mềm được sản xuất bởi doanh nghiệp nước ngoài", Zeng cho biết.

Dùng AI để tạo nhân vật game từ ảnh tự sướng, công nghệ trong game đang phát triển thần kỳ - Ảnh 3.