1. Trang
trí góc học tập của bạn với những câu khích lệ tích cực
Những câu khích lệ như thế này sẽ giúp bạn vực dậy tinh thần.
Điều này có thể hơi lạ, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những câu trích dẫn ưa thích được bạn ghi lại trên giấy note dán khắp bàn học lại có thể giúp vực dậy tinh thần. Thật dễ dàng để làm giảm sự trì hoãn do chán nản trong những tuần ôn tập đúng không nào?
2. Chuẩn bị tất cả mọi thứ mà bạn sẽ cần trong thời gian ôn tập
Chuẩn bị sẵn những thứ bạn cần sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn.
Hãy chuẩn bị trước những thứ bạn sẽ cần để không phải mất thời gian tìm kiếm những vật dụng này. Chuẩn bị danh sách những gì bạn muốn nghiên cứu sẽ tốt hơn là “lang thang” tìm kiếm mơ hồ trên mạng, chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt để bạn không phải chạy đi tìm thức ăn khi lỡ đang học mà cảm thấy đói hay “thủ” trước những tờ giấy note ghi lại bài giảng những buổi cúp học... tiết kiệm biết bao nhiêu thời gian phải không nào?
3. Hãy tìm cho mình một nhóm để học cùng, cho dù bạn thích học một mình hơn
Việc có một nhóm học tập sẽ giúp bạn nhận thấy không phải chỉ mình bạn bị stress.
Bạn có thể nghĩ rằng mình không cần học nhóm nhưng cũng không nên tự cô lập mình với bạn bè cùng lớp. Việc có các nhóm để học và cùng bạn vượt qua kỳ kiểm tra rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn nhận thấy mình không phải là người duy nhất đang bị căng thẳng. Vì thế hãy tìm cho mình một nhóm bạn để cùng ôn tập, thỉnh thoảng cùng nhau đi ăn trưa để bắt kịp tiến độ ôn tập với bạn bè hoặc đơn thuần là để có một người bạn có thể nhắn tin và trao đổi.
Sẽ là một cảm giác khá tệ khi bạn nghĩ rằng mọi người đều làm tốt còn bạn thì đang “bơi” trong những khó khăn.
4. Chặn những trang web làm bạn mất tập trung
Những trang web sẽ chi phối và làm bạn khó tập trung cho việc học.
Hãy
loại bỏ những trang web làm bạn mất tập trung. Những thứ bạn không nghĩ rằng sẽ
làm mình phân tâm, thật ra lại làm bạn phân tâm cực kỳ nhiều.
5. Đừng dành toàn bộ thời gian biểu của bạn cho những bài nghiên cứu và luận văn
Đừng viết liên tục mà hãy chia chúng thành những phần nhỏ để bạn có thể hoàn thành từng phần một.
Dành cả một ngày để học, nghĩ đến thôi cũng đã thấy rất khó khăn rồi! Thay vào đó hãy phân chia những việc lớn thành những việc nhỏ hơn mà bạn có thể thực hiện từng phần một. Thay vì viết “liền tù tì” một bài luận 10 trang đáng sợ, hãy “cắt” nó thành một bản thảo, thu thập nguồn và trích dẫn cũng như phác thảo trước đoạn thân bài mà bạn sẽ viết.
6. Suy nghĩ thực tế về thời gian cho mỗi công việc trước khi bạn đưa nó vào kế hoạch của mình
Lập kế hoạch chi tiết cho những việc bạn có thể hoàn thành.
Lập kế hoạch là rất quan trọng nhưng nếu bạn ghi vào bảng kế hoạch của mình “Ôn tập từ chương 01 đến chương 05” thì đó chưa thực sự đủ. Hãy nghĩ kế hoạch này sẽ được thực hiện trong bao lâu một cách thực tế, sau đó phân bổ thời gian để thực hiện nó. Hãy lên kế hoạch cho tất cả các môn học và bài tập của bạn trong một quyển sổ hoặc thông qua các ứng dụng với càng nhiều chi tiết rõ ràng càng tốt. Ngay cả khi kế hoạch có thay đổi, bạn vẫn có thể sắp xếp và có lịch trình hợp lý mà không phải mất cả ngày để bắt đầu lại kế hoạch vào hôm sau.
7. Hãy nghỉ ngơi và dành thời gian cho các hoạt động xã hội
Sẽ rất tốt nếu bạn dành một ít thời gian để nghỉ ngơi trong lúc ôn tập.
Một vài thói quen thường ngày trong mùa thi sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu vì đã “bỏ rơi” chúng. Hãy thêm vào lịch trình của bạn khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để nhắc nhở bản thân rằng đó cũng là một điều tốt.
Cho dù bạn dành ra 15 phút, 1 giờ hay nửa ngày chỉ để đi bộ và hít thở không khí trong lành thì điều đó vẫn rất tốt.
8. Dành một khoảng thời gian nhất định để truy cập các trang mạng xã hội
Hạn chế vào Facebook hay Instagram thôi nào!
“Lạnh lùng” gạt bỏ những trang mạng xã hội là cách tuyệt vời để tăng năng suất ôn tập cuối kỳ. Nói thì dễ hơn làm, nhưng bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định để cập nhật mạng xã hội mỗi ngày. Đó là một cách tốt để bạn tự thưởng cho mình và có thể tiếp tục ôn tập mà không mất tập trung.
9. Chấp nhận rằng thời gian cuối kỳ không phải là thời gian để bạn trở thành người hoàn hảo
Hãy cố gắng ôn tập theo những gì bạn đã học được, đừng tìm đến sự hoàn hảo của điểm số.
Thi cuối kỳ có thể làm bạn cảm thấy bất khả thi nếu giữ mình “xa cách” với các tiêu chuẩn không thực tế. Bạn sẽ không cần phải đạt được chính xác những gì bạn thích và điều đó ổn thôi. Hãy giành thời gian mà bạn thật sự có để có thể tập trung ôn tập và có những hoạt động phù hợp.
10. Đừng uống quá nhiều cà phê
Uống quá nhiều cà phê sẽ làm bạn cảm thấy bồn chồn và dư thừa năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng tập trung.
Bạn có thể nghĩ rằng mình cần gấp đôi lượng cà phê hàng ngày trong các buổi ôn tập “marathon” nhưng thật sự điều đó chẳng giúp ích được gì cho bản thân bạn cả. Cơ thể bạn sẽ tự sản xuất adrenaline - chất xúc tác giúp bạn tỉnh táo trong kỳ thi.
Việc “tắm” trong caffeine thực chất sẽ ức chế quá trình ôn tập của bạn bởi nó gây ra sự bồn chồn, dư thừa năng lượng và ảnh hưởng đến khả năng tập trung.
11. Hãy đến gặp giảng viên hoặc trợ giảng để hỏi về những điều bạn chưa nắm rõ
Hãy hỏi giảng viên của mình bất cứ điều gì bạn chưa hiểu.
Đừng
phí thời gian cố gắng đoán già đoán non những kiến thức bạn chưa hiểu rõ trong
khi bạn có thể hỏi trực tiếp giảng viên. Thêm vào đó, điều này có thể giúp họ
nhớ ra những điều đã chỉ dẫn cho bạn nếu như vô tình chấm ngay bài thi của bạn.
12. Nếu bạn phải “nạp” quá nhiều kiến thức, hãy học trong 90 phút, nghỉ ngơi 15 phút rồi xem lại bài vở 10 phút và lặp lại nếu cần thiết
Bạn hãy phân chia thời gian ôn tập hợp lý để học hiệu quả hơn.
Đây là một “chiến thuật” để đảm bảo kiến thức bạn đang học thật sự in sâu vào tâm trí bạn. Nhưng hãy chắc rằng 15 phút nghỉ ngơi của bạn không dành cho mạng xã hội nhé! Hãy thử ngồi thiền, nghe nhạc và nhắm mắt nghỉ ngơi một chút.
13. Tô sáng hoặc vẽ ra những phần bạn cảm thấy
khó hiểu
Hãy vẽ ra những nội dung khó nhớ trong bài ôn tập của bạn, giống như mind-map chẳng hạn.
14. Đừng làm “cú” mỗi đêm trước kỳ thi
Thiếu ngủ sẽ cản trở khả năng tư duy logic và khả năng ghi nhớ.
Không
bàn đến việc hy sinh giấc ngủ có tầm quan trọng thế nào đối với kỳ kiểm tra,
nhưng đây chắc chắn là một chiến lược phản tác dụng.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và chức năng nhận thức của bạn. Dựa trên các nghiên cứu chứng minh khi chúng ta bị mất ngủ, nó sẽ cản trở khả năng tư duy logic và cả trí nhớ.
Cho
dù bạn không thể ngủ đủ 07 – 08 tiếng một ngày, hãy chắc rằng bạn cũng sẽ để cơ
thể mình được nghỉ ngơi nhé!
15. Hãy ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe
Hãy ăn uống đầy đủ các chất để tập trung ôn tập tốt hơn nhé!
Hãy bỏ thói quen ăn uống vô độ với
những món ăn vặt đi nào! Trái cây, rau củ, chất đạm và tinh bột tốt cho sức khỏe
sẽ giúp bạn được cân bằng và đảm bảo khả năng tập trung. “Sống sót” bằng chế độ
ăn uống với 85% là bánh kẹo thì có lẽ bạn sẽ không được như thế đâu.
16. Tập thể thao nếu bạn có thể
Tập thể thao sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và làm tăng sự tự tin của bạn.
Đồng
ý rằng đây không phải là khoảng thời gian để bạn tập thể dục thường xuyên hay cố
gắng để có hình thể mong muốn. Nhưng với việc máu huyết được lưu thông khi bạn
thích thú tập nhảy break-dance hay chạy bộ, thì sẽ rất tốt cho bạn trong khoảng
thời gian này.
Tập thể thao giúp giảm căng thẳng và làm tăng sự tự tin. Nó cũng tạo cơ hội để bạn “chạy trốn” khỏi việc ôn tập, nạp lại năng lượng và sau đó quay lại ôn tập với tinh thần tỉnh táo hơn.
17. Đừng cố gắng “nhồi nhét” kiến thức ngay trước khi bước vào phòng thi
Hãy để bản thân được thoải mái và thư giãn trước khi đi thi bạn nhé!
Bạn đã hoàn thành những điều bạn có thể làm và bạn không nên ôn tập gì thêm nữa trong khoảng thời gian trước khi bước vào phòng thi.
Thay vào đó, hãy chuẩn bị cho bài kiểm tra bằng cách thư giãn và cố gắng giữ tinh thần của bản thân trong trạng thái tốt nhất có thể. Những việc này sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.
18. Và điều cuối cùng bạn phải làm chính là đối mặt với nó – Thi Cuối kỳ
Bạn đã được trang bị “vũ khí” đầy đủ, hãy tự tin đi thi thôi nào!