Ngày Tết trung thu (hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, rơi vào rằm tháng 8 âm lịch) là một ngày tết dành riêng cho trẻ em. Trẻ em Việt Nam rất mong được đến ngày này vì sẽ thường được bố mẹ tặng đồ chơi, đèn ông sao, đèn cù, mặt nạ… Theo truyền thống dân tộc Việt Nam, vào ngày này, khi mặt trăng tròn và cao nhất, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau, bên mâm ngũ quả, trẻ em vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ngày Tết này cũng gắn liền với truyền thuyết Chú Cuội - Chị Hằng mà có lẽ không một thiếu nhi Việt Nam nào không biết.
Cũng chính từ truyền thống đó mà từ ngàn đời nay, có những món đồ, những hình ảnh gắn liền với trung thu và dường như chưa bao giờ trở nên “lỗi mốt”. Không chỉ riêng trẻ em, mà người lớn hay giới trẻ nói riêng cũng cực kỳ thích mỗi dịp trung thu là lại lên phố trung thu để mua lồng đèn, đèn ông sao hay các món đồ chơi rất đặc trưng khác.
Đồ
chơi trung thu truyền thống
Từ xa xưa, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp trung thu đều được các gia đình tự làm từ trước đó. Thế nhưng với cuộc sống hiện đại, vẫn là các món đồ chơi ấy, thậm chí còn đặc sắc và độc đáo hơn, được bày bán trên bất kỳ con phố nào mỗi dịp trăng rằm.
Các loại đèn không thể thiếu là đèn ông sao, đèn cù (hay còn gọi là đèn ông sư) hay đèn lồng luôn rất được yêu thích. Thậm chí, riêng đèn ông sao còn có hẳn một sự tích rất riêng để lý giải về ý nghĩa xuất hiện trong dịp đặc biệt này. Vào đêm trăng rằm, với một ngọn nến thắp sáng ở giữa là trẻ em có thể thỏa thích tham gia “lễ hội rước đèn” ở khắp thôn xóm, khu phố.
Tại Hà Nội, Hàng Mã chính là con phố nổi tiếng nhất bán đồ chơi trung thu. Tuy nhiên, không cứ gì Hàng Mã, có thể dễ dàng bắt gặp đèn ông sao ở bất kỳ đâu.
Bên
cạnh đó, các loại đồ chơi khác như mặt nạ, chú tễu, tò he vẫn luôn được ưa
chuộng ở bất kỳ thời đại nào.
Một vài loại đồ chơi khác được giới trẻ đón nhận.
Một món đồ chơi tiếp theo mà chắc chắn không thể nào không có trong các tiết mục múa lân là đầu sư tử và mặt nạ. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, khắc họa các nhân vật yêu thích như ông Địa, thằng Bờm, chú Cuội, chị Hằng… rồi đến đầu sư tử - thường được sử dụng trong các màn múa lân truyền thống. Riêng trẻ em châu Á sẽ không bao giờ bỏ quên tiếng trống rộn ràng thay cho nhạc đệm trong các màn múa lân.
Các loại mặt nạ độc đáo mô phỏng các nhân vật dân gian.
Mâm cỗ trung thu
Mâm cỗ trung thu, đôi khi còn gọi là mâm ngũ quả thường có trọng tâm là một chú chó được làm từ tép bưởi. Một món không thể không có là bánh trung thu, bao gồm bánh nướng và bánh dẻo. Xung quanh là các loại hoa quả khác, đối với người Bắc sẽ có trái hồng ngâm hay cốm. Quả thị xuất hiện trong sự tích cũng thi thoảng được bày trong mâm cố của một vài gia đình.
Hình ảnh mâm ngũ quả truyền thống của người Việt.
Bánh trung thu dường như là nét đặc trưng nhất khi nhớ về ngày này. Ngày nay, bánh nướng và bánh dẻo được làm rất đa dạng, cầu kỳ về cả hình thức lẫn phần nhân bên trong, chiều theo sở thích của mỗi người.
Chó bưởi gắn liền trong ký ức của mỗi người.
Đặc sản trái hồng ngâm của người dân Bắc Bộ.