Nói đến chuyện đi làm thực tập, chắc chắn những công ty tại thánh đường công nghệ Silicon Valley của Mỹ chính là mơ ước của hàng triệu triệu người, không chỉ bởi danh tiếng hàng đầu mà còn là giá trị học hỏi và chất lượng dịch vụ cũng cực đỉnh, trang bị tới tận chân răng. Đặc biệt, những tên tuổi lớn như Facebook và Google lại càng được lòng dân chúng khi đã từng xuất hiện nổi bật trong những bộ phim hấp dẫn xoay quanh cuộc sống nơi đây.
Nhưng phim thì vẫn chỉ là một màn ảnh nhỏ chiếu lại theo ý muốn của mấy ông đạo diễn, vậy thực tế thì ra sao? Có thật sự đó là một màu hồng tươi thắm như những gì chúng ta tưởng tượng? Hãy cùng đi theo lời kể của 2 thành viên thực tập chính thức tại trụ sở Facebook ở Menlo Park (California) sau đây để biết rõ hơn và có một cái nhìn tường tận nhé.
Đó cũng chính là cách mà họ tạo ra một cộng đồng nhân viên đa dạng chủng tộc, văn hóa, góp phần tạp nên môi trường làm việc phong phú tại một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới
Định hướng đầu tiên là chương trình thực tập truyền thống: Thực tập sinh sẽ được tham gia vào một nhóm chính thức tại công ty, làm việc để phát triển một dự án và sản phẩm thực thụ trong thời hạn 12 tuần.
Định hướng thứ hai là chương trình FBU (Facebook University): kéo dài 8 tuần, chỉ dành cho các thành viên có độ tuổi trung bình trẻ hơn so với định hướng đầu, bao gồm cả giai đoạn kiểm nghiệm kỹ năng rồi mới tiếp tục làm việc thực thụ. Thông thường, định hướng này được chọn dành cho các học sinh, sinh viên - những đối tượng ít được chú ý bằng nhiều người khác khi tiếp xúc và học hỏi với ngành công nghệ.
Hiện Hussain đang học Đại học Virginia và trong thời hạn tham gia chương trình thực tập tại Facebook ở Menlo Park, còn Quispe đến từ New York, là sinh viên Học viện Công nghệ Rochester.
Họ được Facebook sắp xếp cho một chỗ ở cố định ở khu nhà gần xung quanh trụ sở công ty, sống cùng với nhiều thực tập sinh khác. Mỗi sáng, sẽ có các điểm đưa đón xe bus miễn phí đi thẳng từ nơi ở tới trụ sở làm việc.
Chẳng hạn, Hussain thường lên văn phòng vào 8h sáng để ăn uống và pha một cốc cafe trước khi vào bàn làm việc, nhưng đến thứ 4, anh xin phép xếp lịch vào làm muộn hơn một chút, tới 10-11h. Quispe thì đăng ký luôn cố định là 10h sáng sẽ bắt đầu làm việc.
Sheryl Sandberg chụp ảnh cùng một nhóm thực tập sinh.
Một phòng làm việc chung lớn ở Facebook.
Nhiệm vụ chính của Hussain là chăm lo chức năng cũng như giao diện của phân đoạn đăng nhập ứng dụng.
Needy như thể một dấu hiệu gắn kết và giúp mọi người cảm thấy thoải mái, hòa hợp hơn với nhau trong công việc, với ngoại hình rất vui vẻ và rạng rỡ.
Dự kiến nhóm của Quispe sẽ phụ trách một ứng dụng mới trên cùng nền tảng, với sự giám sát và tư vấn của một chuyên gia lâu năm ở Facebook.
Nhưng nhìn chung, mục đích cuối cùng dành cho thành viên của cả 2 chương trình định hướng thực tập Facebook là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm làm việc, hơn là kết quả cũng như lợi nhuận từ ứng dụng mà họ làm ra.
Cửa hàng dành riêng cho món ăn Ấn Độ.
Tiệm bánh ngọt.
Cửa hàng tiện lợi.
Tất cả đều miễn phí cho nhân viên, chỉ trừ một số khu nhỏ được thuê từ những thương hiệu bên ngoài thì mới phải trả tiền.
"Tôi nghĩ những chuyên gia kỳ cựu ở đây hay lười đi thăm thú mọi thứ xung quanh lắm, nhưng tôi thì lại khác, cái gì cũng thấy mới, thấy hay," Hussain chia sẻ.
"Mục tiêu của chúng tôi đặt ra bao gồm 3 phần liên quan chặt chẽ tới nhau," Hyla Wallis, quản lý chương trình thực tập sinh viên của Facebook cho biết.
Trước tiên, đó là một trải nghiệm để phát triển kỹ năng, trau dồi tri thức cũng như hiện thực hóa tiềm năng thành công trong tương lai.
Thứ hai, đây có thể coi là một dịp để thực tập sinh tự nhìn nhận bản thân cũng như Facebook, quyết đoán xem đây có phải một môi trường đầy hứa hẹn cho mình hay không.
Cuối cùng, Facebook cũng coi chương trình thực tập như một bước đà tạo nên lứa lãnh đạo và quản lý thế hệ sau. Rất nhiều thực tập sinh khi hoàn thành kỳ hạn đã được bổ nhiệm lên làm quản lý luôn, được tự mình bước những bước chân mong muốn đầu tiên trên con đường mà mình đã chọn.
Hussain rất hay phải đi họp vào thời gian này, khi thì là họp nhóm nội bộ, khi thì gặp gỡ chuyên viên thiết kế để bàn luận công việc. Anh cũng phải tự chủ động xếp lịch với quản lý trực tiếp của mình 1 lần/tuần để trao đổi.
Tầm chiều tối, anh có thể tạm nghỉ tay chút, đi dạo quanh khu làm việc và kiếm một bữa tối nhẹ nhàng trước khi về nhà, hoặc có thể tranh thủ làm nốt một chút việc. Thời gian dành cho công việc ở văn phòng của Hussain rơi vào khoảng 10-12 tiếng/ngày, và anh cho rằng đó là con số khá hợp lý, không gây ra nhiều khó khăn trong việc cân bằng cuộc sống của mình.
Quispe thì khác. Sau giờ ăn trưa, cô sẽ ngồi lập trình, viết code cùng nhóm trong 4-5 tiếng liền, tùy vào lượng công việc áp lực đặt ra.
Sẽ có tầm 2 buổi họp/tuần dành cho nhóm của Quispe. Họ cũng khá quen thuộc với những tình cảnh hỏi nhau về cách làm của một vài công đoạn, hoặc phải lên YouTube xem hướng dẫn từ những người đi trước - vì thực tập sinh FBU chưa dày dạn và cứng cáp như định hướng thực tập truyền thống.
Bấy nhiều điều đó khiến thực tập sinh dù có phải di chuyển xa từ quê nhà cũng vẫn thấy thoải mái và không gặp khó khăn gì ở đây cả.
Có khá nhiều sự kiện đặc biệt được tổ chức riêng cho các thực tập sinh, bao gồm các chuyến đi dã ngoại quanh khu vực lân cận và những party quẩy tưng bừng cuối tuần tại ngay văn phòng. Đó là một cách để giúp mọi người làm quen dễ hơn với văn hóa Facebook và học hỏi lẫn nhau nhiều hơn.
Nhắc tới vấn đề thu nhập, quản lý Wallis từ chối đưa ra con số cụ thể của một thực tập sinh. Dù vậy, dựa trên nhiều website thu thập thông tin, mức lương tối đa của một thực tập sinh có thể lên tới 8000 USD (tương đương gần 190 triệu đồng).
Bên cạnh những phòng gym và đồ ăn miễn phí, các khuôn viên trưng bày mỹ thuật cũng không thể thiếu, hay các sự kiện hay ho như lễ hội rượu, trình diễn công nghệ tường tương tác, đấu cờ vua, lên thưởng trà ở tầng thượng rồi chơi với lũ cáo hoang hay lang thang dạo chơi ở gần - tất cả đều là những nét đặc trưng quen thuộc tại nơi đây.
Hussain thỉnh thoảng sẽ nán lại chơi nốt một ván board game với bạn bè hoặc ngâm vài bài thơ ngẫu hứng, trong khi Quispe thì thích tập hát acapella và học làm bánh, trừ những tối có deadline gấp cần lập trình xong vài dòng code.
Sau đấy, họ lại tiếp tục vòng lặp này, chờ đợi một ngày mai tới, từng bước xây dựng những thềm móng đầu tiên cho sự nghiệp ở Facebook của mình.