Kể từ năm 2011, điện ảnh Trung Quốc có bước chuyển mình rõ rệt. Bằng chứng là doanh thu phòng vé từ thời điểm đó trở đi luôn cao ngất, tăng đều qua mỗi năm. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2019 đang chứng kiến đợt suy giảm đầu tiên sau 8 năm. Được biết, so với cùng kì năm ngoái, doanh thu tại các rạp đang sụt giảm 10%.
Nhìn vào số phần trăm suy giảm, có thể con số không cao nhưng thật sự đáng báo động, đặc biệt khi nhìn vào số rạp chiếu. Trong khi nửa đầu năm nay, số màn hình phục khán giả đang ở ngưỡng 64,944, nửa đầu năm 2018 chỉ vào khoảng 61,452, tăng đến 3429 rạp. Thời điểm đầu năm (tháng 1 và tháng 2) được xem là giai đoạn vàng cho các rạp phim "hốt bạc". Thế nhưng trong năm 2019, doanh thu ở giai đoạn này chỉ đạt 807 triệu USD (18,5 nghìn tỉ VNĐ), so với 900 triệu USD (khoảng 21 nghìn tỉ VNĐ) cùng kì năm ngoái.
Nghe tin mà chỉ biết cười một cách chua chát thế này đây!
Chỉ ra lí do cho sự sụt giảm đáng kể trên, các nhà làm phim cho rằng một phần nằm ở việc phòng vé Trung Quốc thiếu hụt các bộ phim nội địa chất lượng. Bên cạnh đó, việc tăng giá vé do ảnh hưởng từ thuế, cạnh tranh trực tiếp với các kênh truyền hình trực tuyến cũng là nguyên nhân đáng chú ý tại Trung Quốc.
Nhìn vào bảng xếp hạng top 10 doanh thu phòng vé Trung Quốc, 5 phim nội địa và 5 phim quốc tế. Tuy nhiên, 3 trong tổng số 5 phim trong nước được ghi nhận chiếu thời điểm Tết cổ truyền. Cụ thể, Wandering Earth (Lưu Lạc Địa Cầu) với doanh thu cao nhất 691 triệu USD. Theo sau đó, Crazy Alien (328 triệu USD) và Pegasus (255 triệu USD) cũng góp mặt trong giai đoạn này. Hai cái tên còn lại thuộc về More Than Blue (140 triệu USD) và P-Storm (115 triệu USD).
Lưu Lạc Địa Cầu xuất sắc vượt qua Endgame trở thành phim có doanh thu cao nhất, nhưng vẫn không thể "cân team".
Ở phương diện phim từ Hollywood, cái tên sừng sỏ Endgame về nhì với tổng doanh thu 614 triệu USD, chiếm hơn 1/4 doanh thu toàn cầu. Theo sau đó là Bumblebee (171 triệu USD), Captain Marvel (154 triệu USD), Godzilla: King of the Monster (135 triệu USD) và Alita: Battle Angel (133 triệu USD).
Các siêu anh hùng về đích thứ 2 trong nửa đầu năm 2019.
Trong khi phim nội địa đang giảm, phim nhập khẩu không đến từ Hollywood tại Trung Quốc đang có chiều hướng tăng, nhưng cũng không thể "cân team" về mặt số lượng. Một loạt phim đến từ Nhật Bản và Ấn Độ được ghi nhận vào danh sách này. Cụ thể, Spirited Away (62 triệu USD và đang tăng), Capernaum (54 triệu USD), Andhadun (47 triệu USD) và Doraemon (18 triệu USD).
Sau 18 năm, khán giả Trung Quốc mới được tiếp cận siêu phẩm hoạt hình đến từ Nhật Bản này.
Từ tháng 7 năm nay trở đi, nhiều bộ phim Hollywood sẽ cập bến phòng vé Trung Quốc với mong muốn cải thiện tình hình. Một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến như The Secret Life of Pets 2 (Đẳng Cấp Thú Cưng 2), The Lion King (Vua Sư Tử), Fighting with My Family (Gia Đình Đại Chiến), Ugly Dolls (Hội Thú Bông Ngộ Nghĩnh) và Yesterday (Ngày Hôm Qua).
Vua Sư Tử bản "remake" được kì vọng trở thành cú "hit" cho phòng vé Trung Quốc nửa cuối năm này.
Về phần phim nội địa trong thời gian nửa cuối năm, tình hình vẫn tiếp tục ảm đạm. Hai bộ phim được khán giả mong đợi từ đầu The Eight Hundred và Better Days (Em Của Thời Niên Thiếu) vừa bất ngờ bị hoãn chiếu. Sự kì vọng giờ này chỉ còn đặt lên 2 bộ phim Shanghai Fortress (tạm dịch: Thành Thượng Hải) và The Bravest (tạm dịch: Đệ Nhất). Tuy nhiên, số lượng như vậy là không đủ để có thể "cân bằng tỉ số" so với cùng kì năm ngoái.
Sự góp mặt của Lộc Hàm trong Shanghai Fortress được kì vọng là thỏi nam châm hút khán giả trẻ tới rạp.
Nhìn chung, việc phòng vé Hoa Ngữ có thể vươn lên hay không là điều không thể nói trước. Tuy nhiên, sau khi tăng đến 9% doanh thu trong năm 2018, việc suy giảm đáng kể như hiện nay đang chỉ ra nhiều bất cập mà các nhà làm phim Hoa Ngữ cần giải quyết. Nửa cuối năm 2019, dịp bùng nổ khán giả đến rạp nằm ở hai thời điểm: Lễ Quốc khánh và Giáng sinh. Cùng chờ đón xem liệu tình hình phòng vé sẽ diễn ra như thế nào.
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.