Con số này cho thấy, vai trò và xu hướng thí sinh vận ưu ái chọn các môn khoa học xã hội Như vậy, nhiều ý kiến "khó chọn ngành", "ngành học không hot" với những học sinh mạnh về mảng khoa học xã hội hiện nay cũng dần được xóa bỏ.
Khoa học xã hội vẫn đa dạng ngành học lựa chọn
Dân khoa học xã hội (KHXH) thường được biết đến là những bạn yêu thích văn chương, có tư duy sáng tạo và khả năng vận dụng ngôn ngữ tốt, am hiểu kiến thức văn hóa, địa lý, lịch sử… Chính những điều này sẽ tạo nên lợi điểm cho các bạn khi lựa chọn về chung một nhà với nhóm ngành ngôn ngữ, dịch vụ, luật, quảng cáo, truyền thông.
Việc các trường đa dạng hóa tổ hợp môn xét tuyển cũng góp phần tạo điều kiện cho thí sinh có cơ hội theo học những ngành học yêu thích. Như tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), với tổ hợp môn khoa học xã hội các bạn có thể đăng ký vào hơn 20 ngành đào tạo.
Với thế mạnh về tổ hợp KHXH, các bạn thí sinh thường sẽ có thiên hướng lựa chọn các nhóm ngành ngôn ngữ khi đăng ký xét tuyển. Cụ thể như: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Trung Quốc.
Đăng ký bài thi KHXH, thí sinh không lo vấn đề chọn ngành học
Lĩnh vực thứ hai được xem "miền đất hứa" cho team KHXH đó là nhóm ngành "công nghiệp không khói" gồm: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Đây là nhóm ngành giúp các bạn phát huy được kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội của mình và được làm việc trong môi trường dịch vụ chuyên nghiệp, năng động.
Tại UEF, có hơn 20 ngành học dành cho team KHXH
Chưa hết, nếu có thế mạnh về các môn KHXH, thí sinh còn có thể đăng ký vào một số ngành học thuộc nhóm ngành luật, kinh doanh quản lý, đối ngoại, truyền thông… Theo đó, các bạn có thể lựa chọn một trong số các ngành sau: Luật, Luật kinh tế, Luật quốc tế, Quan hệ quốc tế, Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Quản trị nhân lực, Marketing, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế.
Khi theo học tại trường, sinh viên được trang bị nhiều kiến thức phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Kết hợp với nền tảng vốn có, các bạn sẽ được tăng cường thêm tiếng Anh, kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp… để có thể có sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc tương lai.
Ưu tiên điểm thi nhưng không "ngó lơ" điểm học bạ
Đến hết ngày 16/5, quá trình đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học theo điểm thi tốt nghiệp THPT qua hình thức trực tuyến cũng sẽ hoàn thành. Việc còn lại của các thí sinh là tập trung ôn luyện để sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng sắp tới và không quên "bổ sung" thêm hồ sơ xét tuyển học bạ nếu có thành tích học tập tốt trong 3 năm phổ thông. Đặc biệt với các bạn chọn tổ hợp KHXH, để có sự an tâm cho hướng vào đại học nên chọn thêm cho mình phương thức đăng ký xét tuyển học bạ nhằm giảm áp lực, tăng cơ hội trúng tuyển vào trường học, ngành học phù hợp.
Nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ vào UEF
Chia sẻ tại chương trình tư vấn trực tuyến của UEF, TS. Nguyễn Đức Nghĩa - Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM nhấn mạnh: "Tính đến thời điểm hiện tại, phương thức xét tuyển thuận lợi nhất cho thí sinh là xét tuyển bằng học bạ THPT. Phương thức này xét tuyển khá sớm khi một số trường bắt đầu nhận hồ sơ từ tháng 3. Bên cạnh đó, một số trường xét theo nhiều đợt, điều kiện xét tuyển đa dạng, cơ hội trúng tuyển của thí sinh vì thế sẽ cao hơn".
Năm nay UEF nhận hồ sơ xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn từ 18 trở lên, xét học bạ 5 học kỳ từ 30 điểm trở lên. Ngay trong đợt đầu tiên, nhiều thí sinh đã tranh thủ đăng ký với lý do chủ yếu vẫn là sự chủ động trong xét tuyển, giảm tải áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển ngành học yêu thích với môn học thế mạnh.
Theo đại diện của UEF, nhiều thí sinh bằng sự lựa chọn thông minh đã có hướng đi "chắc thắng" cho suất vào đại học bằng nhiều phương thức xét tuyển. Trong đó, việc lựa chọn xét học bạ, đồng thời với đăng ký nguyện vọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là hướng đi đúng đắn ở thời điểm này.