Có lẽ phải trong thời gian khó khăn thì năng lực sáng tạo, xoay chuyển tình huống, biến nguy cơ thành cơ hội của những người kinh doanh trên thương trường mới được phát huy.
Xã hội đang gồng mình ứng phó với nguy cơ lây nhiễm Covid -19, nhiều ngành hàng lao đao, nhưng vẫn có những ngành hàng xoay chuyển rất nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và đem lại nguồn thu không hề kém với giai đoạn bình thường, thậm chí tốt hơn.
Chúng tôi muốn nhắc đến ngành ăn uống - bán lẻ - bảo hiểm. Cùng xem những doanh nghiệp nhanh nhạy trong ngành này đã làm gì?
Chính phủ đã yêu cầu đóng cửa các nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí, gội đầu...tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Tuy nhiên, nhu cầu ăn uống của người dân thực chất không hề suy giảm mà có lẽ còn gia tăng. Ở nhà tránh dịch, rất nhiều chị em chia sẻ thú vui mới là vào bếp nấu nướng hoặc gọi món ăn online về nhà.
Bên cạnh nhiều nhà hàng đóng cửa vì yêu cầu chống dịch thì các cửa hàng nhỏ lại phát triển theo xu hướng ngược lại. Nhiều chuỗi cửa hàng nhanh trí bưng cả nhà hàng lên kênh online, cung cấp dich vụ gọi món về nhà, cung cấp dịch vụ đặt hàng ngay trên fanpage, website chứ không chờ đợi vào các dịch order thức ăn hiện nay.
Một nhà hàng nhỏ vẫn bán hàng online ship tận nhà.
Trong các group chợ cư dân, không thiếu những quảng cáo như: "Em là chủ nhà hàng ABC, vì chính sách đóng cửa nhà hàng ăn uống nên em chuyển sang phục vụ online, giao hàng tại nhà".
Rõ ràng, chi phí của các cửa hàng nhỏ luôn thấp hơn, với kiểu kinh doanh tại nhà, hoặc gói gọn 1 đầu bếp, 1 chủ cửa hàng và 1-2 nhân viên chạy bàn + ship online thì việc đóng cửa chuyển sang kinh doanh online rất linh động. Khi các nhà hàng nổi tiếng ngừng hoạt động, các nhà hàng nhỏ lại có cơ hội để giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng nhiều hơn.
Thay vì tìm đến chợ truyền thống với rủi ro gặp nhiều người, mất vệ sinh, tăng giá do dịch bệnh, người dân tin tưởng hơn vào các ông lớn ngành bán lẻ và thương mại điện tử như Vinmart, Coopmart, Tiki, Shopee...Chỉ cần sử dụng internet, người mua dễ dàng đặt hàng online trên website hoặc app mobile của các thương hiệu này để "Đi chợ online" và giao nhận tận nhà với mức giá bình ổn, nhiều khi còn có khuyến mãi.
Song song với các ông lớn ngành bán lẻ, các cửa hàng, shop tuy không có đủ ngân sách xây dựng app bán hàng nhưng ứng biến nhanh bằng cách sử dụng các công cụ quản lý bán hàng online kết nối giao đơn hàng, bán trực tiếp trên fanpage.
Rõ ràng, đây là cơ hội để nhiều doanh nghiệp bán lẻ phát huy được thị trường online, cạnh tranh hiệu quả so với chợ truyền thống.