Đau bụng bên trái: Dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm ai cũng có thể mắc phải

Mỹ Ý, Theo Trí Thức Trẻ 14:54 23/02/2020
Chia sẻ

Đau bụng là một triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Trên thực tế, đó là một trong những lý do phổ biến nhất để mọi người đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, ít ai biết được đau bụng đôi khi cũng chính là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm mà chúng ta không hề hay biết, nhất là đau vùng bụng trái.

Khi xác định nguyên nhân đau bụng bên trái, trước tiên bác sĩ sẽ tìm vị trí chính xác.

Nếu cơn đau chủ yếu ở phía trên bên trái của bụng, đó có thể là nguyên nhân dạ dày hoặc thận như khó tiêu, trào ngược, viêm dạ dày, loét và sỏi thận.

Nếu bạn đau bên trái của vùng bụng dưới, các bác sĩ sẽ có xu hướng nghĩ về tình trạng đại tràng (viêm túi thừa và viêm đại tràng), nguyên nhân phụ khoa (u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung) hoặc các vấn đề về tinh hoàn.

Đau bụng bên trái: Dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm ai cũng có thể mắc phải - Ảnh 1.

Ngoài đau đớn, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng sốt, phân có máu, buồn nôn và nôn kéo dài, sụt cân hoặc thay đổi khi đi tiểu. Ngoài ra, các dấu hiệu như tê, nóng rát, ngứa ran, ngứa da hay bất kì phát ban da nào (đặc biệt là mụn nước) trên khu vực này đều cần được chú ý.

Nếu bạn đang chịu cơn đau từ vùng bụng bên trái, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các căn bệnh nguy hiểm có thể bắt nguồn từ đây nhé!

Viêm túi thừa đại tràng

Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ định nghĩa viêm túi thừa là viêm túi (túi thừa) trong thành đại tràng. Bệnh viêm túi thừa là một trong những bệnh phổ biến nhất có triệu chứng đau bụng dưới bên trái.

Biểu hiện của viêm túi thừa thường kèm theo sốt, thay đổi thói quen đại tiện, đôi khi đi đại tiện ra máu, ớn lạnh và các triệu chứng như buồn nôn và thiếu thèm ăn. Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm túi thừa có thể dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng, tắc nghẽn trong ruột già hoặc ruột non.

Đau bụng bên trái: Dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm ai cũng có thể mắc phải - Ảnh 2.

Viêm đại tràng

Các triệu chứng viêm đại tràng (viêm đại tràng) xuất hiện tương tự nhưng nhiều hơn so với viêm túi thừa. Ngoài ra, viêm đại tràng còn kèm theo những thay đổi trong chức năng ruột (tiêu chảy hoặc tiêu chảy ra máu).

Nếu bạn được chẩn đoán mắc viêm đại tràng, đó có thể do nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm, cung cấp máu kém hoặc do viêm loét đại tràng.

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày thường xuất hiện do nhiều yếu tố bao gồm nhiễm trùng, sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc uống quá nhiều rượu.

Đau bụng bên trái: Dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm ai cũng có thể mắc phải - Ảnh 3.

Các triệu chứng viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hoặc phát triển theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét.

Viêm và loét dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau bụng trên và thường xuất hiện với các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa kèm theo một cơn đau bụng sâu, gặm nhấm. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm và được cải thiện sau khi ăn.

Bệnh Zona

Nếu đau bụng bên trái của bạn đi kèm với các triệu chứng da như phát ban, tê hoặc nóng rát, bạn sẽ cần phải đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra bệnh zona.

Phình động mạch chủ bụng

Phình động mạch chủ bụng có nghĩa là một bức tường của động mạch chủ bị phồng lên. Khi một động mạch chủ bụng phình to ra, một số người có thể nhận thấy cảm giác đau gần rốn, đau liên tục ở bụng, bên bụng hoặc đau lưng.

Đây là một điều đáng sợ vì động mạch chủ là một mạch máu lớn cung cấp máu cho cơ thể. Vì thế có thể thấy, phình động mạch chủ bụng là một bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

U nang buồng trứng

Buồng trứng nằm ở bụng dưới ở hai bên tử cung. U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng phát triển trong hoặc trên buồng trứng.

Đau bụng bên trái: Dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm ai cũng có thể mắc phải - Ảnh 4.

Người bị u nang buồng trứng thường không đau và tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, u nang buồng trứng có thể gây ra đau vùng chậu. Nếu bạn đau bụng bên trái dữ dội, kèm theo sốt, chóng mặt hoặc thở nhanh, điều đó có thể do u nang vỡ hoặc bị xoắn buồng trứng.

Mặc dù không có cách nào để ngăn ngừa u nang buồng trứng, nhưng chúng có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra vùng chậu hoặc siêu âm thường xuyên.

Sỏi thận

Sỏi thận xảy ra khi các mảnh khoáng chất cứng tích tụ tự nhiên trong thận vỡ ra và đi vào niệu quản của bạn. Ngoài việc đau bụng, bạn sẽ có thể nhận thấy các triệu chứng tiết niệu như khó chịu, nước tiểu đổi màu, có mùi hôi.

Đau bụng bên trái: Dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm ai cũng có thể mắc phải - Ảnh 5.
Sỏi thận là do không uống đủ nước, tập thể dục (quá nhiều hoặc quá ít), béo phì, phẫu thuật giảm cân hoặc ăn thực phẩm có quá nhiều muối hoặc đường. Cách tốt nhất để phòng ngừa và vượt qua bệnh sỏi thận là giữ đủ nước cho cơ thể.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng và viêm các cơ quan vùng chậu của phụ nữ, bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và cổ tử cung. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm vùng chậu là do hai căn bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục là bệnh lậu và chlamydia.

Viêm vùng chậu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây đau bụng hoặc đau vùng chậu, sốt, tiết dịch âm đạo, đi tiểu và giao hợp đau đớn.

Việc trì hoãn thăm khám và điều trị viêm vùng chậu có thể gây diễn tiến như là một bệnh lý nghiêm trọng, dẫn đến vô sinh hay các biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Tắc nghẽn đường ruột

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tắc nghẽn đường ruột bao gồm mô sẹo do phẫu thuật, thoát vị và khối u... Các triệu chứng có thể bao gồm đau, sưng bụng và chán ăn.

Tắc nghẽn đường ruột có thể đủ nghiêm trọng để bác sĩ yêu cầu bạn nằm viện và thậm chí phẫu thuật. Vì vậy hãy tìm cách điều trị ngay lập tức trước khi dẫn đến biến chứng rách thành ruột hay nhiễm trùng.

Nguồn: The Healthy

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày