"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!

Khánh Hà, Theo Thanh niên Việt 19:55 02/12/2024
Chia sẻ

"Đám giỗ bên cồn" không chỉ là một trào lưu trên mạng, đây là một phong tục đã ăn sâu bén rễ vào đời sống của người dân miền Tây.

Những ngày qua, cư dân mạng không khỏi sốc khi Tiktoker Lê Tuấn Khang nhanh chóng chiếm mọi spotlight trên mạng xã hội. Nhờ giải thưởng TikTok Awards Việt Nam, cái tên Lê Tuấn Khang càng viral hơn, trước đó chàng Tiktoker (22 tuổi) đến từ Sóc Trăng này có 8.4 triệu người theo dõi. Thế nhưng, chưa đầy 2 ngày sau, lượng người theo dõi của Lê Tuấn Khang nhanh chóng tăng lên 10.4 triệu với 95.4 triệu lượt thích (tính đến ngày 2/12).

"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 1.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 2.

Tiktoker Lê Tuấn Khang sở hữu nhiều clip triệu view viral khắp mạng xã hội Tiktok.

Nội dung chủ yếu trong kênh Tiktoker của Lê Tuấn Khang nói về "cuộc sống ở quê em, yên bình và giản dị". Quả thực, trong các clip của mình, với phong cách chân chất, dân dã của miền Tây, anh chàng Lê Tuấn Khang ngày càng thu hút nhiều người theo dõi bởi sự hài hước, dí dỏm và chân thành của mình.

Qua giọng kể chân phương của Khang, cuộc sống thôn quê ở miền Tây hiện ra mộc mạc và cũng rất đỗi bình yên. Cũng không phải kịch bản màu mè hay khoe mẽ gì, nội dung clip của Khang đều là những chuyện vụn vặt, nhỏ bé mỗi ngày, chẳng hạn như "bà Tám cho gạo", "bà Sáu với cái máy giặt", "đi đám mà ngại không dám ăn"...

Lê Tuấn Khang đưa "đám giỗ bên cồn" thành hot trend

Trong rất nhiều những clip triệu view của Khang, anh chàng thường nhắc đến "đám giỗ bên cồn". Từ khóa này nhanh chóng viral trên mạng xã hội khiến nhiều người phải "lùng sục" bằng được đây là "đặc sản" gì. Không ít người còn mong muốn được trải nghiệm "đám giỗ bên cồn" qua lời kể của Khang. Bên cạnh đó, những người yêu mến anh chàng Tiktoker này còn thắc mắc tại sao "đám giỗ bên cồn" ăn hoài ăn mãi không hết, ngày nào cũng thấy đi ăn đám giỗ.

"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 3.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 4.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 5.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 6.

Lê Tuấn Khang là cái tên được nhiều người chú ý trên mạng xã hội những ngày qua.

Trong rất nhiều các clip mộc mạc về cuộc sống tại quê hương của mình, Lê Tuấn Khang thường nhắc đến "đám giỗ bên cồn". Phần lớn các clip đều "dính" tới chữ bên cồn như "đám giỗ bên cồn", "gánh hát bên cồn",...

Những nhân vật "cameo" thường xuyên xuất hiện trong các clip của Khang như bà Sáu, bà Tám,... khi tìm Khang sửa xe hay "chở qua cồn ăn đám giỗ". Từ keyword ấy, hàng loạt các tình tiết sau đó được dàn dựng hài hước, đôi khi "cua gắt" khiến người xem cảm thấy thú vị.

Đám giỗ ở bên cồn - Lê Tuấn Khang. @letuankhang2002

Cũng trong một clip khác, sau khi được cư dân mạng hỏi về "đám giỗ miền Tây", "bên cồn", "đám giỗ bên cồn", Lê Tuấn Khang cũng liên tục chia sẻ về "đám giỗ bên cồn" ở quê mình. Khang chia sẻ, đám giỗ miền Tây với các món đặc sản như cá nướng giấy bạc, bánh tét,... Nhanh nhẹn hơn, Khang cũng chia sẻ về đám giỗ của gia đình nhà nội, ngày đám làm 4 mâm, một mâm chính giữa cúng ông bà (người được làm đám giỗ), mâm cúng đất đai, cúng cô bác và cúng chiến sĩ.

Đám giỗ miền Tây - Lê Tuấn Khang. @letuankhang2002

Đám giỗ là cơ hội các thành viên trong gia đình, họ hàng hội họp lại cùng nhau nấu nướng các món ăn địa phương. Mỗi người một tay, chia nhau các công việc để hoàn thành số lượng mâm cỗ đã định.

"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 7.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 8.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 9.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 10.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 11.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 12.

@letuankhang2002

Những mâm cỗ trong đám giỗ miền Tây đều có các món quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Tùy điều kiện gia đình, mâm cỗ có thể nhiều hay ít món, tuy nhiên vẫn sẽ có những món đặc trưng như cá lóc nướng, bánh tét, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu,...

"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 13.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 14.

@letuankhang2002

"Đặc sản ân tình" của người miền Tây

Mọi người thường nghe đến sông, suối, bãi bồi,... nhưng không phải ai cũng biết đến cồn. Cồn thực chất là bãi nổi giữa sông hay cù lao. Ở nước ra, người ta dùng cồn, cù lao để chỉ bãi giữa - dải đất hình thành giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm (thường là vùng Nam Bộ, miền Tây) như cồn Ấu (Cần Thơ), cù lao Dung (Sóc Trăng), cù lao An Hóa (Bến Tre),...

Một số cồn ở miền Bắc như cồn Nổi (Kim Sơn, Ninh Bình), cồn Vành, cồn Đen (Thái Bình), cồn Hến (Huế),.. Ở khu vực Trung Bộ, người ta còn dùng khái niệm cù lao để chỉ một hòn nhỏ ngoài biển, ví dụ cù lao Chàm (Hội An), cù lao Ré (Quảng Ngãi), cù lao Thu (Bình Thuận).

Đương nhiên, đối với người miền Tây, cồn không hề xa lạ gì, thậm chí cồn còn là địa hình đặc trưng mà chưa thể thống kê hết hiện tại có bao nhiêu cồn hay bãi nổi từ những con sông cái giàu phù sa.

Đặt chân đến bất kể các tỉnh nào thuộc miền Tây như Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,... du khách sẽ có dịp thăm thú những cồn đất màu mỡ phù sa này. Ngoài việc người dân trồng trọt nông sản, người dân cũng phát triển du lịch qua các tour khám phá miệt vườn trên những cồn đất nổi tiếng.

"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 15.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 16.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 17.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 18.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 19.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 20.

Tiktoker Út về vườn chia sẻ đám giỗ miền Tây - đám giỗ ông ngoại mình với nhiều món ăn ngon và đẹp mắt. @utvevuon

Chẳng hạn, dọc theo dòng sông Tiền đỏ phù sa có 4 cồn nổi tiếng là cồn Long nổi tiếng về các loại nông sản, hoa trái; cồn Lân (cồn Thới Sơn) - nổi tiếng về khám phá miệt vườn, trải nghiệm xuồng ba lá; cồn Quy, cồn Phụng (Bến Tre) - nổi tiếng du lịch sinh thái.

Và không thể không nhắc đến cồn Mỹ Phước (một ấp thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), còn được gọi là cồn Nhãn - cồn đất thường xuất hiện trong các clip viral của Tiktoker Lê Tuấn Khang.

"Đám giỗ bên cồn" có gì?

Khi nói đến miền Tây, người ta không chỉ nhớ đến miền sông nước dồi dào sản vật, các đặc sản thơm ngon, các ngày lễ hội lớn mà còn có những "đám giỗ bên cồn" - phong tục cộng đồng giàu ân tình và tính kết nối cộng đồng của người dân miền Tây mộc mạc, chất phác.

Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa các đám giỗ này sơ sài mà ngược lại, đám giỗ ở miền Tây cũng được biết đến là linh đình và chu đáo. Đám giỗ miền Tây mang một màu sắc rất khác so với những vùng khác. Ở nơi này, đám đỗ không chỉ là dịp tưởng nhớ người đã khuất mà còn là nét đẹp văn hóa khảm sâu vào ý thức cộng đồng của người dân.

Những món ăn trong đám giỗ là sợi dây kết nối quá khứ và hiện tại, đều mang những câu chuyện riêng. Không chỉ thể hiện sự thành kính với tổ tiên, đám giỗ miền Tây còn lan tỏa giá trị truyền thống. Với tâm thành và tấm lòng chu đáo của mình, người dân sẽ chuẩn bị đám giỗ rất lâu, thậm chí trước cả tháng.

Từ việc chọn gà chọn vịt, mua thịt cá, trứng các loại, rau củ quả đến việc dọn dẹp, bài trí nhà cửa đều được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ. Nhiều người thường thắc mắc tại các clip viral của Tiktoker Lê Tuấn Khang rằng tại sao ngày nào cũng thấy đi ăn giỗ bên cồn, ăn miết cả tháng trời.

Thực ra, những đám giỗ ở miền Tây thường diễn ra trong hai ngày. Vào ngày đầu tiên, hàng xóm, láng giềng xung quanh sẽ đến giúp gia chủ chuẩn bị nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa. Trong ngày này cũng cúng tổ tiên, gọi là cúng Tiên thường. Đến ngày chính là Chính kỵ, gia chủ sẽ mời nhiều khách hơn và bày biện các mâm cỗ thịnh soạn. Dẫu vậy, thông thường cũng có nhiều gia đình thực hiện đơn giản trong 1 ngày.

Tiktoker Út về vườn chia sẻ: "Đám giỗ ở quê đông vui dữ lắm, toàn họ hàng, bà con xúm nhau làm. Nhà ngoại Út đông con cháu, tụ lại cũng được 4,5 mâm. Không biết đám giỗ ở chỗ khác thì sao, đám giỗ chỗ Út cũng nhiều món như đám cưới vậy. Có tới 6 món như cà ri, gỏi, lẩu, bò né, thịt quay, bánh hỏi, thêm sò huyết xào me nữa,...".

"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 21.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 22.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 23.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 24.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 25.
"Đám giỗ bên cồn" phiên bản đời thực: Thứ "đặc sản ân tình" của người miền Tây, bảo sao Lê Tuấn Khang quanh năm đi ăn giỗ!- Ảnh 26.

Nguồn: Lê Ngân

Bạn Lê Ngân cũng chia sẻ: "Đám giỗ miền Tây phải xúm lại tự mần mới vui nghen, chứ bây giờ nhà ai cũng đặt mâm thì còn gì vui nữa mấy bà. Mấy cô trong xóm vừa xúm lại mần vừa cười ha hả vậy nè. Đám giỗ dưới quê vậy thôi mà mời hàng xóm sương sương 20 mâm vậy đó" .

Mâm giỗ miền Tây không chỉ là chuyện của một nhà mà ở đây, đó là chuyện của cả những người làng xóm, láng giềng. Những tiếng cười, những câu chuyện thân quen rộn ràng làm nên đám giỗ đầm ấm đã trở thành nét văn hóa độc đáo cùng người dân vùng sông nước.

Người con từ xa trở về, người từ cồn này sang cồn kia đi dự đám giỗ - nghi lễ tôn kính tổ tiên. Đây cũng là dịp nhớ về nguồn cội và san sẻ tính cộng đồng mà người dân miền Tây đã giữ gìn bao đời này. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, dù đám giỗ có tinh giản hơn hay xa hoa hơn thì những nét đẹp bên con nước lớn ấy vẫn ăm ắp ân tình xóm làng, quê hương - tựa như việc chỉ cần nghe đến đi "đám giỗ bên cồn" là lòng ai nấy đều háo hức chờ đợi và mong ngóng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày