Cuối tuần sếp vẫn giao việc, người thường tìm mọi cách “thoái thác”, người EQ cao có cách ghi điểm tuyệt đối

Huyền Giang, Theo Phụ Nữ Số 12:22 11/08/2023
Chia sẻ

Trong công việc, có không ít lần chúng ta sẽ rơi vào tình huống khó xử khi cấp trên giao việc ngay cả trong ngày nghỉ.

Một công việc phù hợp và ổn định sẽ giúp bạn có được cuộc sống đủ đầy. Vì thế ai trong số chúng ta cũng đều có ý thức, trách nhiệm trong công việc mình đang làm. Tuy nhiên, trong những ngày nghỉ đôi khi chúng ta cũng phải làm việc theo yêu cầu của cấp trên. Nếu như bạn không phải người có trí tuệ cảm xúc cao để đối đáp thông minh chắc chắn sẽ khiến sếp hiểu lầm và đánh giá thấp. Một người có EQ cao ngay cả khi sếp muốn giao việc vào đúng ngày nghỉ cũng sẽ biết ứng xử khéo léo.

Khi kết thúc giờ làm việc, đa số chúng ta đều dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân và bên cạnh gia đình của mình. Đây là khoảng thời gian ta có thể thư giãn, thoải mái và chuẩn bị cho những ngày làm việc tiếp theo. Chắc hẳn thời điểm này không có ai muốn phải dính dáng tới công việc. Thậm chí có nhiều người còn đặt ra ranh giới rất rõ ràng về công việc và cuộc sống. Khi đã hết giờ làm việc có nghĩa là họ sẽ dành toàn bộ sự quan tâm cho đời sống cá nhân.

Trong những ngày nghỉ, nếu sếp giao việc cho bạn thì thường là những công việc gấp cần xử lý ngay. Hơn nữa, nếu như bạn là người cấp trên giao việc trong rất nhiều nhân viên thì chắc chắn sếp đã có sự tin tưởng nhất định dành cho bạn. Công việc đó cũng có thể rất phù hợp với bạn nên sếp đã cân nhắc nhờ bạn làm.

Cuối tuần sếp vẫn giao việc, người thường tìm mọi cách “thoái thác”, người EQ cao có cách ghi điểm tuyệt đối - Ảnh 1.

Khi sếp giao việc trong ngày nghỉ, người EQ cao vẫn biết cách gây ấn tượng. Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp lãnh đạo nhờ làm việc trong ngày nghỉ, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu và muốn thoái thác. Những người EQ thấp sẽ từ chối thẳng thừng vì không có thời gian làm việc dù có thể chưa biết đó là công việc gì. Trong khi đó, người EQ cao thường sẽ tỉnh táo, nhanh nhạy và làm những việc dưới đây.

Xem xét tính cấp bách của công việc sếp giao cho là điều cần thiết phải làm. Bạn không thể chỉ vì muốn tận hưởng ngày nghỉ của mình mà không màng tới công việc và làm ảnh hưởng tới cả nhóm, cả công ty. Nếu công việc sếp giao quan trọng và khẩn cấp, chẳng hạn như xảy ra sự cố mất an toàn lớn thì ai cũng phải có trách nhiệm, kể cả bạn. Lúc này dù bạn phải từ bỏ ngày nghỉ cuối tuần trở lại làm việc ngay lập tức cũng là điều bình thường.

Hãy cân nhắc về mục tiêu của bạn trong công việc, sự nghiệp. Nếu như bạn mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty thì đây cũng là cơ hội để bạn có thêm nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, việc “xông pha” trong công việc, kể cả trong ngày nghỉ cũng là 1 cách để bạn được cấp trên ghi nhận, đánh giá cao. Từ đó, khả năng thăng tiến của bạn cũng cao hơn.

Khi đã nghiêm túc với công việc bạn không nên tính toán thiệt hơn. Hãy luôn nghĩ rằng khi làm việc, bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệm, rút ra nhiều bài học hơn và từ đó năng lực cũng được cải thiện.

Cuối tuần sếp vẫn giao việc, người thường tìm mọi cách “thoái thác”, người EQ cao có cách ghi điểm tuyệt đối - Ảnh 2.

Làm thêm việc ngoài giờ cũng là cách để bạn nâng cao năng lực. Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp bạn thực sự bận rộn vì lịch trình cá nhân, hãy bày tỏ với cấp trên để được thấu hiểu. Bạn cần nói với sếp với giọng điệu nhã nhặn, rõ ràng, thẳng thắn và tốt nhất là trả lời sếp sớm nhất có thể. Bạn nên tránh để sếp chờ đợi lâu mà không có hồi đáp vì dễ dở dang công việc.

Trong trường hợp cấp bách, bạn cũng có thể đề xuất hoặc nhờ 1 người đồng nghiệp nào đó đảm nhận công việc sếp giao. Đây là cách bạn thể hiện trách nhiệm trong công việc và có thể giúp sếp san sẻ phần nào công việc.

Đây là công việc đột xuất nên nếu bạn có việc bận sếp sẽ không trách cứ. Thế nhưng bạn cũng nên thể hiện trách nhiệm của mình với công việc và với tập thể.

Theo Baidu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày