Cho đến mãi về sau này, khi phải tự mình kiếm tiền trang trải cuộc sống, chúng ta mới nhận thức được hết giá trị của đồng tiền và biết được rằng, để làm ra tiền khó khăn tới mức nào. Cá rằng, nhiều người trong chúng ta đều ít nhất 1 lần thắc mắc: "Không biết bố mẹ đã làm thế nào để có tiền nuôi lớn con cái, rồi tích lũy làm giàu, sở hữu tài sản lớn nhỏ nhỉ?".
So với giới trẻ ngày này, thế hệ cũ ít đa phần là nông dân, cuộc sống khó khăn nên việc học hành đều bị hạn chế. Nhưng, từ những đồng thu nhập ít ỏi, họ vẫn có khả năng tạo ra nhiều tài sản giá trị khác. Bài viết này sẽ cho bạn thấy 1 phần góc nhìn về lý do họ có thể làm được điều đó!
Để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sẽ đi mua tất cả mọi thứ, từ thịt/cá/trứng cho tới các loại rau xanh/củ quả... Nhưng, với thế hệ ông bà/bố mẹ thì khác, họ hiếm khi mua rau và trái cây vì hầu hết đều đã tự trồng tại nhà. Với thịt, họ cũng sẽ chỉ mua 1 vài loại thịt không thể tự nuôi. Thông thường, trong nhà có thứ gì sẽ ăn thứ đó.
Khi trong nhà trồng quá nhiều rau không thể ăn hết, họ sẽ mang cho hàng xóm. Việc đó không chỉ thể hiện sự san sẻ mà còn thúc đẩy mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Cứ thế, trong cuộc sống hàng ngày, họ có thể cho và nhận những thứ trong nhà đang còn thiếu thay vì đi mua.
Ví dụ, xơ mướp ở nhà được dùng làm bàn chải rửa bát, và những sợi miến được xâu thành lưới hoặc giỏ đựng rau. Điều đó không chỉ tiết kiệm tiền mà còn thân thiện với môi trường.
Những người thuộc thế hệ cũ thực sự rất tiết kiệm. Họ sẽ không tiêu tiền ở những nơi có thể.
Khác hoàn toàn suy nghĩ của thế hệ trẻ, ông bà/bố mẹ chúng ta luôn nghĩ, mọi thứ đều có thể trau dồi được.
Nếu một món đồ trong nhà bị hỏng, trước tiên họ sẽ tính đến việc sửa chữa nó. Nếu không thể sửa chữa được thì bạn sẽ cân nhắc mua một món đồ mới.
Xét theo góc nhìn cá nhân, việc làm này của họ không chỉ thể hiện chất lượng của đồ vật, mà còn cho thấy sự trân trọng đối với đồ đạc. Họ biết cách bảo quản tốt đồ vật, kiểm tra thường xuyên, dành thời gian chăm sóc và sự lưu tâm trong mọi vấn đề.
Những người thuộc thế hệ cũ thường thích nấu ăn ở nhà, tuy chủ trương tiết kiệm nhưng họ không hề keo kiệt.
Trong những dịp lễ Tết, khi người thân, bạn bè quây quần ăn uống, họ thường sẽ tự tay nấu bữa ăn để chiêu đãi nhau một cách ấm cúng. Tự nấu ăn giúp họ có thể thưởng thức những món ăn ngon lành, sạch sẽ, hợp khẩu vị và tiêu ít tiền hơn. Đồng thời, trong lúc vừa nấu ăn vừa trò chuyện, mối quan hệ đã "vô tình" tiến thêm một bước gần nhau hơn.
Những người thuộc thế hệ ông bà/bố mẹ chúng ta thực sự rất chăm chỉ. Họ hiếm khi để trống thời gian một cách vô nghĩa. Khi không bận rộn với công việc chính, họ sẽ làm việc khác để kiếm thêm thu nhập.
Ví dụ: Khi không bận rộn với công việc đồng áng, nếu trong vườn có quá nhiều rau xanh, họ sẽ hái rau đem ra ngoài chợ bán. Hoặc không, họ sẽ đi dọn dẹp kho hàng tại siêu thị, dọn rác trong nhà máy,…
Vì thu nhập mỗi tháng không nhiều, hầu hết bố mẹ/ông bà chúng ta đều có xu hướng thích sự an toàn. Họ sẽ không làm bất cứ điều gì mạo hiểm.
Phương pháp tiết kiệm tiền này tuy đơn giản, thậm chí có chút bảo thủ và khó dẫn tới sự giàu có nhưng lại thực sự giúp tiết kiệm tiền.
Tận dụng hoa dại mọc ngoài vườn để trang trí nhà cửa, dùng xơ mướp thay thế cho giẻ rửa bát... Những khoản tiền nhỏ như thế khi tích lũy lại cũng sẽ tạo thành số tiền lớn.
Có thể ông bà/bố mẹ chúng không hiểu khía niệm chủ nghĩa dài hạn là gì, nhưng họ chính xác là những người thực hành chủ nghĩa dài hạn. Họ trân trọng những món đồ và rất lý trí mỗi khi mua hàng, đồng thời không mù quáng chạy theo xu hướng.
Có một điều mà họ thường nói là: "Hãy trân trọng những thứ để chúng có thể phục vụ chúng ta tốt hơn".
Tiêu dùng đơn giản, hợp lý và tận dụng mọi thứ một cách tốt nhất... Chính những thói quen nhỏ này khi được tích lũy theo thời gian đã khiến ví tiền của họ ngày càng dày hơn và cuộc sống cũng theo đó mà trở nên tốt hơn.
Hy vọng từ những điều đã ghi lại được, bạn có thể từng bước tiết kiệm và tích lũy của cải/tiền bạc mình làm ra, góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp.