Còn rất nhiều biểu tượng khác tượng trưng cho các thành phố của Việt Nam thân thương, được thể hiện qua những nét vẽ đầy chất nghệ thuật của các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên cả nước. Ai sẽ trở thành quán quân của Việt Nam – Nơi tôi sống mùa thứ hai?
Hãy cùng chiêm ngưỡng những biểu tượng chạy dài theo tổ quốc hình chữ S đang làm đau đầu những người “cầm cân nảy mực” của cuộc thi nào!
Lấy cảm hứng từ chiếc nón quai thao của người con gái miền quan họ, Nguyễn Văn Cường (1995) đã khéo léo gợi tả hình ảnh sông Cầu hiền họa tựa như dải lụa trên nón quai thao, ôm trọn những di tích tâm linh, làng nghề truyền thông lâu đời. Hình ảnh mặt trăng, mặt trời gắn kết với nhau, tượng trưng cho sự đầy dặn và tình cảm thiết tha của người dân Kinh Bắc.
Một Hà Nội cổ kính mà hiện đại qua con mắt tuổi trẻ của cô gái Ngô Minh Anh (2000). Đan xen giữa Tháp Rùa và Cột cờ là hình ảnh những gánh hàng rong sớm tối và chiếc nón lá thân quen che chở người phụ nữ trên đôi vai hao gầy vì mưa nắng.
Cùng cảm nhận về Hà Nội, Khuất Khải Hoàn (1998) có tuổi thơ gắn liền với những khu phố cổ. Nếu bạn đến Hà Nội, tác giả khuyên mọi người hãy thưởng thức vẻ đẹp chốn kinh kỳ qua lăng kính những chiếc xích lô. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy một Hà Nội chật chội nhưng không hề xô bồ, lại rất nền nã, dịu dàng.
Không ham nhiều chi tiết, Nguyễn Phước Kiệt (1995) đã tái hiện phố cổ Hội An với một địa điểm nổi tiếng mà bất cứ ai có cơ hội đến Hội An đều một lần ghé qua. Đặc biệt, tác giả đã khéo léo cách điệu chữ Hội An từ đặc sản ẩm thực, văn hóa của quê hương: mì quảng, trái ớt đỏ và chiếc nón bài thơ.
Đà Nẵng tựa như một nàng thiếu nữ trẻ trung và diễm lệ. Dòng sông Hàn thơ mộng là mái tóc mượt mà thể hiện sức sống của nàng. Đó chính là vể đẹp của cô gái Đà Nẵng tuổi đôi mươi qua tâm hồn của thí sinh Đỗ Nam.
Được gợi cảm hứng từ câu thơ “Biên Hòa xứ bưởi xanh xanh, có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình”, Phan Thị Như Quỳnh (1996) đã biến hóa một Biên Hòa với địa danh nổi tiếng Văn Miếu Trấn Biên, Cầu Ghềnh, khu du lịch Bửu Long… trong hình dáng của đặc sản nổi tiếng quê hương: Trái Bưởi.
Một ý tưởng mới lạ ví Sài Gòn sống động và đầy màu sắc như khối Rubik. Muốn hiểu được trọn vẹn Sài Gòn, bạn sẽ cần khám phá từ những khía cạnh khác nhau, tưởng chừng đối lập nhưng lại rất đỗi hài hòa. Với Đỗ Thị Ngọc Yến (1993), Sài Gòn rất nhỏ, nhưng đôi khi rất dễ lạc mất nhau...
Ngược lại, ở biểu tượng này ta lại thấy một Sài Gòn đầy ngẫu hứng với những hình ảnh đặc trưng như những con đường lắt léo, hàng cây xanh, cà phê sữa đá, nhà cổ - cao ốc, hai mùa mưa nắng… được thể hiện qua những mảng rực rỡ đa sắc màu giao thoa nhau. Một Sài Gòn trẻ trung, năng động hội tụ đa văn hóa – Lê Phan Thanh Hoàng (1992) đã yêu Sài Gòn như thế đấy!
Thành phố Mỹ Tho với dòng sông Tiền hiền hòa bao quanh lấy khu dân cư trù phú như hình tượng người Mẹ thiên nhiên ôm lấy cô con gái vào lòng, tươi mát những giọt phù sa cho mảnh đất thắm đượm tình người. (bài dự thi của Phạm Thiên Phú 1994).
Những kỹ thuật sử dụng tạo họa tiết đặc biệt của Trần Minh Pha (1999) đã khiến người xem phải trầm trồ. Sắc xanh dịu mát của dòng sông Vàm Cỏ, hòa quyện cùng màu xanh non tơ của lúc và lạc, tựa như mái tóc của người thieeusn ữ đang ôm trọn ngôi nhà trăm cột – ôm trọn cả sự trù phú, thịnh vượng của Long An.
Một Cần Thơ gạo trắng nước trong với chợ nổi đầy ắp những sản vật hoa quả thơm ngon nức tiếng, chác chắn “ai đi đến đó lòng không muốn về”. Trần Hoàng Duy (1996) muốn gột tả nên Cần Thơ quê hương em đầy hiện đại, năng động, nhưng vẫn giữ được những đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long.
Sóng biển Vũng Tàu chính là biểu tượng quê hương trong trái tim của Nguyễn Thị Thiên Thanh (1990). Biển cả mênh mông hòa vào với sự bát ngát của đồi thùy dương và những triển cỏ bất tận, tự hào gọi tên thành phố thân yêu.
Trên đây là hình ảnh đại diện cho gần 500 bài thi mà cuộc thi Việt Nam Nơi tôi sống đã nhận được trong thời gian qua. Ban tổ chức đang căng thẳng xét duyệt và chấm giải, sẽ sớm có kết quả cùng lễ Triển lãm vinh danh những tác phẩm xuất sắc nhất. Các bạn đừng quên theo dõi cuộc thi và bình chọn tác phẩm mình yêu thích nhé!
Facebook: https://www.facebook.com/vietnamnoitoisong.