Cuộc sống “467” khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản “dạy” chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là “đích sống”

Thiên Vy, Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 09:32 07/01/2022
Chia sẻ

Nữ nhân viên công sở ấy chỉ là một mô hình thu nhỏ của hàng nghìn con người xã hội ngoài kia. Chúng ta thường không trở thành người chúng ta muốn, mà trở thành người chúng ta buộc phải trở thành.

01

Cách đây một thời gian, một nữ nhân viên công sở (A) ở Nhật Bản đã ghi lại một ngày làm việc của mình.

4h sáng đi ngủ, 6h dậy, kiểu làm việc nghỉ ngơi như này có thể lên tới nhiều nhất cả 7 lần 1 tuần.

Kiểu cuộc sống "467" này đem lại cảm giác vô cùng ngột ngạt, với cường độ làm việc như thế này, có thể nói, việc cơ thể suy sụp bất cứ lúc nào cũng không có gì là ngạc nhiên.

2h30 sáng, đây là lần thứ 10 A bắt taxi về nhà trong tháng vì không bắt kịp chuyến xe buýt cuối cùng.

Sau khi xuống xe, một tay cầm lon bia, cô đi bộ về nhà qua con hẻm tối.

2h45 mở cửa nhà, mệt tới mức muốn lăn luôn ra sàn.

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 1.

Cảnh cắt ra từ video ghi lại 1 tuần làm việc của một nữ nhân viên công sở người Nhật (Số bên trái màn hình chỉ thời gian)

Tháng trước tăng ca 130 tiếng, đồng nghiệp còn nói với cô ấy: "Ít thế thôi á?".

Nhưng họ quả thực là tan làm còn muộn hơn cả A...

3h sáng, cho thức ăn đã chuẩn bị trước vào ngày cuối tuần vào lò vi sóng để hâm nóng, sau đó bật máy tính tiếp tục xử lý công việc còn dang dở.

Cơ thể căng cứng do thần kinh cao độ, bộ não thì ngày nào cũng bị trạng thái muốn bỏ việc tấn công, phải dựa vào rượu để chống đỡ.

Bận rộn thêm gần một tiếng đồng hồ, A mới nhớ ra rằng mình phải đi ăn, nhưng các món ăn đã nguội lạnh.

Vì quá đói, A ăn hết 2 bát cơm lớn.

4h sáng vừa ăn vặt vừa gõ bàn phím, bận rộn hoàn thành thông tin cho báo cáo ngày mai, thần kinh căng thẳng.

Đến 4h, dưới sự thúc giục của rượu và sự mệt mỏi, A cuối cùng cũng lên giường đi ngủ.

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 2.

Thức dậy lúc 6:30 sáng! A ngủ chưa đầy hai giờ...

Đánh răng rửa mặt, buộc tóc, thay quần áo, vừa ăn sáng đơn giản vừa trang điểm.

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 3.

Khoác áo khoác, xách ba lô máy tính, mang trứng và cà phê đen đi ăn trưa rồi ra ngoài bắt xe buýt.

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 4.

7h30, A đến công ty. Nếu không đến sớm hơn sếp 30 phút thì sẽ phải nhìn bộ mặt khó coi của sếp cả ngày.

Làm việc suốt buổi sáng và buổi trưa, thỉnh thoảng phải chịu sự mắng mỏ và áp lực cao tới từ sếp.

A đi nói chuyện với khách hàng, bận đến 2 giờ chiều, cuối cùng cũng có thời gian mua một chai súp rau củ ở cửa hàng tiện lợi để khỏa lấp cơn đói.

Đến 3h chiều, A mệt quá, đi ngang qua công viên, cô ngồi xuống nghỉ ngơi rồi lăn ra ngủ.

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 5.

Ngủ được 15 phút, A nhanh chóng quay lại công ty tiếp tục làm việc. Vì thương lượng với khách hàng không thành, A bị sếp mắng.

1h30 tối A mới về đến nhà, vừa bước vào nhà thì nhận được điện thoại của sếp, lại bị khiển trách.

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 6.

1h45 nửa đêm, vừa tráng trứng vừa khóc vì áp lực.

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 7.

3h30, A cuối cùng cũng tăng ca xong, mệt muốn lăn ra bàn luôn.

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 8.

Đến 3h45, sau khi bôi thuốc trị viêm loét miệng, cuối cùng A cũng có thể đi ngủ.

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 9.

Điều chào đón cô là thực tế phũ phàng khi phải dậy đi làm lại sau hai tiếng nữa.

Làm việc và nghỉ ngơi không điều độ, làm việc quá sức, áp lực tại nơi làm việc, bạo lực ngôn ngữ của sếp, ăn ngủ uống gọi là cho có, chìm sâu trong vũng lầy của cơm áo gạo tiền, không thể thoát ra...

Cũng như tác giả W. Somerset Maugham đã viết trong cuốn The Moon and Sixpence của mình: "Chúng ta thường không trở thành người chúng ta muốn, mà trở thành người chúng ta buộc phải trở thành".

Và A chỉ là một mô hình thu nhỏ của hàng nghìn con người xã hội ngoài kia.

02

Cách đây không lâu, một nhân viên 36 tuổi của một hãng xe lớn đã đột ngột qua đời trong căn nhà thuê của mình.

Theo dữ liệu hiển thị trong điện thoại di động của anh, trong tháng 10, anh có 26 ngày làm việc hơn 12 tiếng, với tổng thời gian làm việc là 280 giờ.

Anh ấy mỗi ngày đều đi làm vào khoảng 7h30 tối và tan sở lúc 7h30 sáng.

Trước khi qua đời, anh đã trực 7 ca đêm liên tục. Hôm đó, anh ấy xin nghỉ lúc 0h39 sáng và quay lại căn nhà thuê của mình.

19 tiếng sau, tim anh ngừng đập.

Sau khi sự việc xảy ra, một người phụ trách của nhà máy lên tiếng: "Người ta chết ở nhà người ta thì liên quan gì đến chúng tôi".

Vậy đấy! Rõ ràng là một người bình thường có da có thịt, nhưng lại bị xem như một cỗ máy chạy suốt ngày đêm.

Khi máy bị hỏng và tuổi thọ của nó đột ngột kết thúc, nó sẽ bị bỏ rơi và chẳng ai quan tâm.

Tác hại của việc thức khuya, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng cao độ đối với con người là không thể lường trước và không thể cứu vãn được.

Một blogger đã kể một câu chuyện thực tế về những gì đã xảy ra với bạn của mình.

Người bạn này vô cùng khỏe mạnh, thậm chí còn bơi lội vào cả mùa đông, lạc quan và hài hước, là một người đàn ông trung niên vô cùng khí chất.

Hai năm trước, khi 48 tuổi, anh đột ngột bị đau đầu và một bên mũi mọc mụn nhỏ.

Đến bệnh viện khám, hóa ra ung thư biểu mô tuyến giáp đã ở giai đoạn nặng, anh chỉ có thể sống được 1 đến 2 năm.

Anh ấy không thể chấp nhận được sự thật này, muốn phải phẫu thuật cho bằng được, cắt đi một nửa khuôn mặt và muốn sống sót thêm 2 năm với thể lực tuyệt vời của mình.

Năm nay 50 tuổi, bác sĩ nói muốn tiếp tục sống thì phải mổ, nhưng rủi ro cao và rất đau đớn.

Anh vẫn muốn sống nên đã bán nhà, mua xe cho con gái, gửi mẹ già vào viện dưỡng lão và số tiền còn lại để phẫu thuật.

Bạn biết không, trước khi người bạn này mắc bệnh, anh ấy là một vận động viên có thể lực đặc biệt tốt, sáng nào cũng chạy bộ, leo đồi, chơi bóng.

Nhưng anh ấy có một thói quen chết người, đó là không ngủ cho đến 3 - 5 giờ sáng mỗi ngày trong suốt 20 năm.

Anh ấy tự kinh doanh và chịu nhiều áp lực, chỉ có thời gian riêng vào đầu giờ sáng nên việc thức khuya đã trở thành thói quen.

Bác sĩ cho biết, anh ấy bị nhiễm một loại virut hiếm khi bị suy giảm khả năng miễn dịch do thức khuya lâu + tinh thần căng thẳng.

Thực sự, không có gì đáng để bạn hi sinh sức khỏe cả. Đánh đổi cuộc sống vì tiền là điều ngu ngốc nhất trên thế giới này.

Khi 8h làm việc trở thành một thứ xa xỉ, khi chúng ta đã chấp nhận 996 (9 giờ sáng - 9 giờ tối, 6 ngày mỗi tuần), 007 (0h - 0h - 7 ngày một tuần), và thậm chí là 467.

Khi cuộc sống bị vùi dập bởi công việc không có điểm dừng, thế giới này sẽ trở nên khủng khiếp như thế nào?

Cuộc sống ‘467’ khắc nghiệt của nữ nhân viên công sở Nhật Bản ‘dạy’ chúng ta: Nhìn thấy hoàng hôn lúc 6 giờ tối thay vì thành phố lúc 4 giờ sáng mới là ‘đích sống’ - Ảnh 10.

03

Gần đây, một cựu nhân viên của Alibaba (tập đoàn thương mại điện tử của Trung Quốc, người sáng lập là Jack Ma) đã đăng một bài đăng thu hút sự bàn tán sôi nổi.

Cô cho biết: Từ Ali chuyển sang làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước, cô được nghỉ trưa hai giờ mỗi ngày, sáng 9h làm chiều 6h tan, nghỉ 2 ngày cuối tuần.

Đến công ty lúc 8:30 sáng và ăn sáng một cách vui vẻ, đảm bảo một chai sữa ít béo, nhiều canxi và một túi hạt mỗi ngày.

Đến phòng tập từ 18h20 đến 20h để bắt đầu chế độ tập luyện.

Dường như mọi phiền muộn, áp lực, mệt mỏi đều tan biến. Với sự điều chỉnh này trong một năm, cô ấy tự tin rằng mình có thể mang thai.

Đúng vậy, khi chúng ta thoát khỏi thời gian làm thêm giờ và bận rộn vô tận, chúng ta sẽ thấy diện mạo ban đầu của một cuộc sống hạnh phúc và đơn giản.

Đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ về "4 độ" của cuộc đời mình.

4 độ của cuộc sống là một mô hình đánh giá cuộc sống được đề xuất bởi một bộ phận phát triển nghề nghiệp, nó đề cập đến: độ cao, độ sâu, độ rộng và độ ấm.

Độ cao có nghĩa là địa vị, quyền lực và tầm ảnh hưởng mà một người có thể tiếp cận và kiểm soát trong xã hội.

Độ sâu có nghĩa là nỗ lực và sự xuất sắc mà một người đạt được về khả năng tư duy, trí tuệ, nghệ thuật và thể chất.

Độ rộng có nghĩa là một người có thể mở mang và làm tốt bao nhiêu vai trò khác nhau trong cuộc đời, sao cho phong phú và cân bằng với nhau.

Độ ấm có nghĩa là tình yêu và niềm đam mê của một người đối với sinh mệnh và cuộc sống, mức độ mà một người có thể sống với màu sắc thực sự của mình.

Có rất nhiều người sống một cuộc sống bề ngoài trông thành công, xuất sắc, hạnh phúc viên mãn nhưng lại cô đơn và không cảm nhận được vui vẻ thực sự.

Trong bốn độ của cuộc sống, độ cao và độ sâu là cái chiều bên ngoài, còn độ rộng và độ ấm là chiều bên trong.

Nếu bạn không nhận ra những chiều bên trong, mà chỉ sử dụng duy nhất một chiều bên ngoài để đánh giá cuộc sống của mình, đồng thời đạt được cái gọi là "thành công" bằng cách hy sinh những chiều hướng khác, vậy thì đó là thành công giả một chiều, thắng như vậy cũng không khác bại trận là bao.

Hy vọng tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy hoàng hôn lúc 6h tối thay vì thành phố lúc 4h sáng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày