Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc!

Kim Anh - Tứ Quý, Theo Trí Thức Trẻ 10:02 12/10/2016

Sài Gòn có Thương xá Tax, Thuận Kiều plaza, rạp Đại Đồng, Hà Nội có rạp phim Dân Chủ… Khi những địa điểm này bị phá bỏ hoặc đóng cửa đã để lại nuối tiếc cho rất nhiều người.

Thương xá Tax 136 năm tuổi chính thức bị đập bỏ từ 12/10/2016

Ngày 11/10, ông Đoàn Hoài Minh - Phó tổng giám đốc Công ty thương mại Sài Gòn (Satra) cho hay, Thương xá Tax sẽ được đập bỏ để tiến hành xây dựng trung tâm thương mại cao 40 tầng tại trung tâm Sài Gòn được tiến hành từ ngày 12/10. Dù đã biết trước sẽ đến ngày chia tay Thương xá Tax nhưng thông tin này cũng khiến không ít người nuối tiếc.

Thương xá Tax được xây dựng vào năm 1880 và khánh thành năm 1924. Ban đầu, Thương xá Tax mang tên Grands Magasins Charner (GMC) với chức năng là trung tâm thương mại, thuộc sở hữu của Công ty Société Coloniale des Grands Magasins – SCGM.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 1.

Thương xá Tax sầm uất một thời. Ảnh: Tứ Quý

Theo kiến trúc ban đầu tòa nhà chỉ có 3 tầng với hai lối vào ở đường Nguyễn Huệ và góc Nguyễn Huệ – Lê Lợi ngày nay. Nền nhà ngay các lối vào có trang trí hoa văn bằng gạch mosaic, đối diện lối ra vào ở đường Nguyễn Huệ là cầu thang chính và nóc nhà phía trên lối ra vào ở góc đường có một mái vòm đồng hồ.

Sau năm 1934, biểu tượng GMC được gắn thêm ở khu vực tháp vòm đồng hồ. Đến năm 1942, tòa nhà được cải tạo, xây dựng thêm tầng 4, mái vòm bị dỡ. Bước sang đầu những năm 60 của thế kỉ 20, GMC mới chính thức được đổi thành Thương xá Tax.

Sau năm 1975, Thương xá Tax thuộc sự quản lý của UBND TP.HCM. Theo đó, từ năm 1978 nơi này có chức năng là cửa hàng phục vụ thiếu nhi thành phố. Đến năm 1981 Thương xá Tax lại đổi tên thành Cửa hàng bách hóa Tổng hợp thành phố, thuộc sự quản lý của Sở Thương nghiệp. Năm 1997 tiếp tục lấy tên là Công ty bán lẻ Sài Gòn thuộc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Sau đó từ năm 1998 đổi lại tên Thương xá Tax.

Sau nhiều lần thay tên đổi họ, tòa nhà biểu tượng của Sài Gòn chỉ tồn tại đến ngày 24/9/2014. Bởi sau đó 1 ngày, tức 17h ngày 25/9/2014 Thương xá Tax có tuổi đời 134 năm đã chính thức ngừng mọi hoạt động kinh doanh để bàn giao mặt bằng xây dựng tuyến Metro số 1 TP.HCM.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 2.

Khu vực sảnh trước thay vì sầm uất thì khá vắng vẻ người qua lại

Có thể nói, Thương xá Tax được coi là biểu tượng một thời của Sài Gòn, vì thế khi nó bị phá bỏ để xây dựng lại khiến người dân thành phố lưu luyến tiếc nuối.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 3.

Một số khu vực đang được đào bới, sửa sang lại phía bên trong. Ảnh: Tứ Quý

Công trình thương xá Tax mới với tên gọi Satra Tax Plaza cao 40 tầng. Trong đó, 6 tầng khối đế và 2 tầng hầm dành cho trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ, giải trí...; có lối kết nối vào nhà ga của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên; 4 tầng hầm còn lại dành làm bãi đậu xe; khối tháp cao 34 tầng lùi về phía sau là văn phòng và khách sạn; đỉnh tòa nhà có sân bay trực thăng.

20 năm thăng trầm của Thuận Kiều Plaza

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 4.

3 tòa tháp của Thuận Kiều Plaza cao ngất được xây trên nền thương xá xưa, nổi bật tại trục đường chính của Trung tâm quận 5. Ảnh: Tứ Quý

Hiện tại mỗi khi nhắc đến Khu cao ốc liên hợp gia cư và thương mại Thuận Kiều Plaza nhiều người chỉ biết thở dài trong sự tiếc nuối và xót xa vì công trình thế kỉ, đặt nền móng cho sự phát triển của TP. HCM lại đang bị bỏ quên.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 5.

Thuận Kiều Plaza nằm ngay trục đường chính của trung tâm quận 5 những tưởng sẽ phát triển thịnh vượng nhưng đến nay đã bị bỏ hoang.

Tọa lạc trên đường Hồng Bàng, án ngữ ngay khu đất vàng của trung tâm quận 5 (TP. HCM), Thuận Kiều Plaza với cấu trúc 3 tòa tháp chọc trời, là một trong những cao ốc đa phức hợp đầu tiên của thành phố được xây dựng.

Theo thiết kế, Công trình gồm 3 tháp (kiểu một con thuyền với 3 ống khói), mỗi tháp có 33 tầng. Trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình tiện ích khác như hồ bơi, khu giải trí, nhà xe. Công trình khởi công năm 1994, hoàn thành năm 1998 trên khu đất có diện tích gần 10.000 m2. Vốn đầu tư thời điểm đó là khoảng 55 triệu USD.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 6.

Chỉ còn lác đác một vài hộ dân sinh sống tại đây

Sau khi hoàn thành, tòa nhà được nhiều người chào đón. Thời điểm đó có hàng trăm tiểu thương đến liên hệ, đặt cọc để được vào trung tâm thương mại Thuận Kiều kinh doanh. Một người dân gần 20 năm sống quanh khu Thuận Kiều kể lại, lúc đó giá thuê mặt bằng khoảng 200.000 đồng/m2. Trong khi đó, phần căn hộ thì thời điểm đó giá bán khoảng 3 tỉ đồng nhưng vẫn có nhiều người mua nhưng sau đó lại bỏ đi vì không ưng ý như lời quảng cáo ban đầu.

Ngoài ra vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau nên sau gần 20 năm tồn tại với những thăng trầm, Thuận Kiều Plaza từ chỗ sầm uất náo nhiệt dần ế ẩm và đến nay thì đã mang một bộ mặt sầu thảm, vắng vẻ đến đáng sợ.

Năm 2015, rộ lên thông tin Thuận Kiều Plaza được bán lại cho chủ nhân mới và có nhiều nguồn tin cho rằng, khu cao ốc này sắp bị đập bỏ để xây lại nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì. Cả 3 tòa tháp hiện tại chỉ còn 1 – 2 hộ sinh sống ở tầng 1 thuộc tòa tháp A, còn lại đều bị bỏ hoang. Trong khi đó khu tầng trệt dành cho buôn bán cũng không còn cửa hàng nào vì tiểu thương đã dọn đi từ năm ngoái.

"Tòa nhà giờ chỉ còn cách phá bỏ càng sớm càng tốt chứ để như vậy hoài cũng không tốt, mất bộ mặt thành phố lắm. Chúng tôi tiếc thì có tiếc thật nhưng nếu đã không có người ở thì nên đập bỏ xây lại, định hướng phát triển mới", người dân sống gần Thuận Kiều Plaza chia sẻ.

Rạp Đại Đồng và một thời vàng son đã qua

Năm 1954, ông Nguyễn Thiên (SN 1915) là người kinh doanh giày dép nhưng có máu nghệ sĩ đã thành lập nên chuỗi rạp hát, chiếu phim Đại Đồng.

Rạp Đại Đồng (Q. Bình Thạnh) thời bấy giờ tuy nhỏ, thường chiếu phim cũ nhưng nhờ việc có chọn lọc và giá vé phải chăng nên rất được ưa chuộng. Người Sài Gòn một thời khi nhắc đến xem phim là nghĩ ngay đến Đại Đồng.

Ông Phan Thành Đỗ (83 tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh) cho biết: "Lúc xưa phải gia đình khá giả mới được đi xem phim tại Đại Đồng, cứ đến giờ chiếu, bọn thanh niên chúng tôi tìm đủ mọi cách để… xem lén, hoặc cùng ngồi phía trước để nghe tiếng phim. Một lần, khi chúng tôi đang trốn vé vào bị bắt lại, tưởng sẽ ăn đòn nhưng ông chủ không đánh mà còn mời vào trong ngồi ghế xem hẳn hoi. Thời đó, được ngồi rạp xem phim thấy oai lắm".

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 7.

Rạp Đại Đồng ngày nay khá cũ kỹ, bên trong nhiều đồ vật đã hư hỏng nặng, thậm chí gần như hoang phế.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 8.

Thời vàng son, nhiều người dân đã từng ước mơ một lần được vào rạp Đại Đồng xem phim.

Hiện tại, Đại Đồng chuyển thành nơi diễn kịch của sân khấu kịch Sài Gòn, tuy nhiên đa phần họ vào đây để tập, về hoạt động rất ít người tham gia vì Đại Đồng ngày nay dường như không còn hoạt động, ẩm mốc và cũ nát, ít người ra vào. Nhìn Đại Đồng ngày nào là niềm tự hào một thời của người Sài Gòn, ông Đỗ thở dài: "Cũng là dòng chảy thời gian mà thôi".

Rạp phim Dân Chủ

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 9.

Rạp phim Dân Chủ - trung tâm chiếu bóng nổi tiếng một thời tại Thủ đô. Ảnh: Zing

Ra đời từ năm 1954, rạp Dân Chủ nằm trên phố Khâm Thiên từng là một trong những rạp chiếu đông khách nhất Hà Nội, đặc biệt là trong thời kỳ phim thị trường thập niên 1990.

Rạp phim Dân Chủ là một trong những rạp chiếu phim lâu đời nhất của Hà Nội, được thành lập và hoạt động hơn nửa thế kỉ nhưng rạp vẫn thu hút một lượng người xem nhất định, cùng với đó là những thế hệ gắn bó với những giá trị xưa cũ và luôn mong muốn hoài niệm về tuổi thơ.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 10.

Một số khu vực hiện vẫn đang trong quá trình cải tạo và hoàn thiện để thay đổi mục đích sử dụng. Ảnh: Phương Thảo

Rạp có khoảng 326 ghế ngồi, màn ảnh rộng 300 inch và cả âm thanh vòm. Rạp luôn nhập phim nhựa mới, độc quyền của hãng Vision Net, chất lượng âm thanh hình ảnh cực tốt, trang thiết bị hiện đại, chỗ ngồi thoải mái, nhân viên phục vụ chu đáo. Đặc biệt do là rạp lâu đời nên giá vé cũng vừa phải phù hợp với học sinh, sinh viên.

Sau đó, rạp Dân Chủ trở thành rạp chiếu phim đầu tiên ở Hà Nội chiếu phim vòng 1 của các hãng phim lớn ở Hollywood, nguồn phim của Liên Xô, Đức, Ba Lan...

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 11.

Hiện nay, khu vực này đã được thay thế bởi 1 trung tâm điện máy hiện đại. Ảnh: Phương Thảo

Tuy nhiên, vài năm gần đây, với sự ra đời của nhiều cụm rạp chiếu hiện đại ở những trung tâm thương mại lớn, cũng như nhiều rạp chiếu cũ khác của Hà Nội, rạp Dân chủ đã không còn hấp dẫn và lượng khách ngày càng ít.

Do vậy vào tháng 11/2015, rạp Dân Chủ đã ra thông báo chính thức ngừng hoạt động, để lại nhiều sự tiếc nuối cho biết bao người dân Thủ đô.

Hà Nội Starbowl

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 12.

Trung tâm văn hóa thể thao Hà Nội Starbowl trước kia là khu vui chơi của rất nhiều bạn trẻ. Ảnh: Internet

Trung tâm văn hóa thể thao Hà Nội Starbowl được biết đến như là một trung tâm thể thao giải trí chuyên về bộ môn bowling với 30 làn ném hoạt động hơn 15 năm, thu hút khá đông bạn trẻ đến vui chơi giải trí.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 13.

Nhưng nay, Hà Nội Starbowl đã bị dỡ bỏ nhường chỗ cho một trung tâm thương mại hiện đại. Ảnh: Phương Thảo

Với 5.000 m2 tại số 2B, Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội (ngã ba Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch và Tôn Thất Tùng) vị trí khá đẹp, đã từng là địa điểm vui chơi lí tưởng của rất nhiều bạn trẻ Hà Thành.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 14.

Một tổ hợp trung tâm văn hóa giả trí mới, hiện đại hơn đang trong quá trình xây dựng. Ảnh: Phương Thảo

Tuy nhiên, cùng với guồng quay của xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển về kinh tế, giữa năm 2014, Hà Nội Starbowl đã phải đóng cửa và bị dỡ bỏ nhường chỗ cho một trung tâm thương mại hiện đại sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới.

Cũng như Thương xá Tax, những địa điểm này khi di dời, phá bỏ đều để lại bao nuối tiếc! - Ảnh 15.

Dự án sẽ được đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Ảnh: Phương Thảo

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày