Cục Y tế dự phòng đưa ra những cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán lợn để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình

Gà, Theo Helino 14:57 20/03/2019
Chia sẻ

Những ngày này đi đâu cũng thấy người ta nhắc đến cụm từ "sán lợn", nhưng thực chất thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng thuốc đặc trị. Và việc của bạn cần làm ngay bây giờ là nắm rõ một số thông tin quan trọng giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán lợn sau.

Trả lời trên Helino, bác sĩ Nguyễn Quang Thiều (Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) cho biết, sán lợn được chia làm 2 thể bệnh chính là bệnh ấu trùng sán lợn và bệnh sán dây trưởng thành.

Tùy vào thể trạng, người nhiễm sán lợn sẽ có những triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ... Đặc biệt, nếu sán làm tổ ở não có thể gây đau nhức đầu, buồn nôn và nôn, cơ thể co giật, tê bì chân tay, khó ngủ, mắt mờ. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Quang Thiều cũng cho biết, bệnh sán lợn không phải là bệnh cấp tính và hoàn toàn có thể chữa khỏi được thông qua 2 loại thuốc đặc trị là Praziquantel và Albendazole. Đồng thời, mỗi người mắc bệnh đều sẽ được theo dõi tình trạng thông qua phác đồ điều trị.

Vậy cần làm gì để phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán lợn ngay từ bây giờ?

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, để phòng tránh nguy cơ nhiễm sán lợn, mọi người nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

- Thực hiện nguyên tắc "ăn chín, uống chín", ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Cục Y tế dự phòng đưa ra những cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán lợn để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình - Ảnh 3.

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm.

- Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành.

- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

- Không nuôi lợn thả rông.

Tiến sĩ Từ Ngữ chỉ ra một số nguyên tắc quan trọng khi mua thịt lợn để đảm bảo thịt ngon sạch, không chứa sán:

Theo Tiến sĩ Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cho biết, mỗi loại giun sán khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây tác hại lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mưng mủ và viêm da. Vị Tiến sĩ này cũng chỉ ra một số nguyên tắc khi mua thịt lợn để đảm bảo thịt ngon sạch, không chứa sán như sau:

- Thịt lợn sạch thường có lớp bì dày, mỡ dày, có màu trắng trong hoặc trắng ngà. Ăn vào thấy giòn, không bị ngấy như thịt lợn tăng trọng. Còn nếu nhiễm sán thì thịt lợn sẽ có phần nạc và chứa lớp mỡ mỏng, lỏng lẻo, hoặc tách rời nạc và mỡ.

- Thịt lợn sạch sẽ có màu hồng tươi, còn thịt lợn nhiễm sán thường có màu đỏ đậm khác thường, sáng bóng, kèm theo một số đốm đỏ ngoài da.

Cục Y tế dự phòng đưa ra những cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán lợn để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình - Ảnh 4.

- Khi chưa chế biến, thịt lợn nhiễm sán có mùi tanh hơn thịt lợn sạch.

- Khi mua thịt, hãy nhờ người bán hàng cắt thịt theo thớ dọc. Nếu thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt thì không nên mua vì nguy cơ cao đã bị nhiễm kén sán.

Đặc biệt, cần tránh mua thịt lợn có các ấu trùng hình bầu dục. Vì thịt lợn gạo thường chứa ấu trùng nằm ở các miếng thịt, ấu trùng có thể dài tới 9mm, màu trắng đục, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày