Cứ nghĩ đau tức ngực bình thường, người phụ nữ sốc nặng khi bác sĩ thông báo có một "quả bom" khổng lồ trong ngực

Hà Vũ, Theo Helino 12:27 01/12/2019

Tưởng chỉ là đau tức ngực thông thường, hóa ra, người phụ nữ này đã bị u trung thất tấn công.

Một phụ nữ 30 tuổi (Đài Loan) bắt đầu bị đau tức ngực cách đây nửa năm. Ban đầu, cô nghĩ rằng là do mệt mỏi, nhưng nghỉ ngơi thế nào cũng không khỏi, thậm chí còn xuất hiện tình trạng khó thở, đến bệnh viện kiểm tra phát hiện có một khối u quái hiếm gặp với kích thước 14cm đang phát triển trong khoang trung thất.

Kha Chí Lâm, bác sĩ Khoa phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện Từ Tế Đài Trung đã điều trị cho người phụ nữ này. Bác sĩ cho biết, sau khi sắp xếp cắt lớp vi tính phần ngực cho bệnh nhân, thì rất ngạc nhiên khi thấy có một khối u 14cm phát triển trong khoang trung thất ngay phía trên của tim. Khối u khổng lồ đã phát triển lớn hơn tim và đang đè nén tĩnh mạch vô danh, mạch máu bình thường là 1cm đã bị nén xuống còn 0,2cm. Điều này không có gì khó hiểu khi bệnh nhân bị khó thở và không thể thở.

Cứ nghĩ đau tức ngực bình thường, người phụ nữ sốc nặng khi bác sĩ thông báo có một quả bom khổng lồ trong ngực  - Ảnh 1.

Các tĩnh mạch vô danh là tuyến đường chính để máu ở phần trên cơ thể chảy về tim, chiếm 1/4 tổng lượng máu trong cơ thể, các mạch máu vô danh bị chặn bởi tức ngực, phù nề, trong trường hợp vỡ khi phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật tim sẽ ngay lập tức sửa chữa hoặc lắp đặt bộ phận giả để ngăn chảy máu lớn.

Kha Chí Lâm nói rằng, sau khi xác định bệnh tình của bệnh nhân, lập tức đánh giá và sắp xếp phẫu thuật cắt bỏ khối u. Một khi tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch vô danh bị tổn thương, có thể dẫn đến chảy máu lớn, rất nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, các bác sĩ trong tổ phẫu thuật sau khi thảo luận, tiền đề của việc giữ lại toàn bộ mạch máu trong khi phẫu thuật là điều kiện tiên quyết. Trong trường hợp không thể giữ lại sẽ thay thế bằng một mạch máu nhân tạo.

May mắn thay, khối u chỉ ức chế tĩnh mạch bẩm sinh và không xâm lấn vào các mạch máu. Quá trình phẫu thuật mất 6 tiếng để cắt bỏ khối u quái trông giống như một "quả bom" khổng lồ. Kết quả xét nghiệm bệnh lý, khối u khổng lồ tràn ngập chất lỏng, thành phần của khối u quái rất phức tạp gồm nhiều thứ đan xen vào nhau như vôi hóa, u nang hoặc tóc.

Cứ nghĩ đau tức ngực bình thường, người phụ nữ sốc nặng khi bác sĩ thông báo có một quả bom khổng lồ trong ngực  - Ảnh 2.

Bác sĩ Kha Chí Lâm nói, khoang trung thất là khoảng trống giữa tim và xương ức, khối u quái phát triển với tốc độ chậm, không chỉ gây chèn ép cấp tính và còn khiến người bệnh khó thở và phù nề, khi cơ thể người bệnh không có cách nào chịu đựng mới sẽ cảm giác có triệu chứng. Tức là ở giai đoạn này, khối u đã rất lớn, nhưng lớn đến 14cm là rất hiếm. May mắn thay, hầu hết khối u là lành tính. Một tuần sau khi phẫu thuật người bệnh được xuất viện.

Biểu hiện u trung thất

U trung thất là khối u nằm ở trong lồng ngực. Trong hầu hết các trường hợp, giai đoạn đầu bệnh nhân gần như không có triệu chứng vì khối u trung thất thường tiến triển một cách âm thầm, lặng lẽ. Chính vì vậy bệnh ít khi được phát hiện sớm cho đến khi người có khối u xuất hiện các triệu chứng như:

- Đau ngực, khó thở khi nằm ngửa.

- Khò khè, thở rít, có khi ho ra máu.

- Khó nuốt do khối u chèn vào thực quản.

- Mệt mỏi, sụt cân, suy yếu cơ thể.

- Bội nhiễm đường hô hấp.

- Sưng phù nề, đau khớp.

Cứ nghĩ đau tức ngực bình thường, người phụ nữ sốc nặng khi bác sĩ thông báo có một quả bom khổng lồ trong ngực  - Ảnh 3.

Theo thời gian, khối u trung thất có thể lớn dần, chèn ép hoặc xâm lấn các cơ quan chủ chốt lân cận như tim, phổi, mạch máu lớn...

Một số biểu hiện lâm sàng khác tùy theo tạng u bị chèn ép, khiến chức năng sống, tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đôi khi mức độ tổn thương giải phẫu và các rối loạn bệnh lý lại không tương xứng nhau, có nghĩa là những u ác tính lại hiếm có triệu chứng lâm sàng. Và ngược lại, một số u lành tính song biểu hiện lại xuất hiện sớm và rõ ràng.

Theo thời gian, khối u trung thất có thể lớn dần, chèn ép hoặc xâm lấn các cơ quan chủ chốt lân cận như tim, phổi, mạch máu lớn... làm cản trở lưu thông tuần hoàn và hô hấp. Nếu là khối u ác tính, nguy cơ di căn đến màng tim hoặc phổi đe dọa tính mạng của người bệnh là rất cao.

(Nguồn: Ettoday)