Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện "mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản"

Ngọc Linh, Theo Phụ nữ mới 20:28 22/03/2024
Chia sẻ

Nghe tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng của nữ sinh này, nhiều người không thể không nể phục.

Chia sẻ trên kênh TikTok cá nhân của mình, T. - Sinh viên năm 2 tại một trường Đại học ở TP.HCM kể rằng mỗi tháng, cô thường tiêu hết khoảng 25 triệu đồng cho tất cả các chi phí, nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản - Ảnh 1.

(Ảnh chụp màn hình)

Sinh viên tiêu gì hết 25 triệu mỗi tháng?

Trong video của mình, T. cho biết do không có nhà ở TP.HCM, cô cùng bạn thuê một căn chung cư 2 phòng ngủ giá 8,5 triệu đồng/tháng, trung bình tiền thuê nhà và phí dịch vụ khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Các khoản chi cần thiết khác cũng được T. liệt kê, gồm: Chi phí ăn uống, cà phê, xăng xe: 4,5 triệu đồng/tháng; học phí đại học 5 triệu đồng/tháng, học thêm kỹ năng 2 triệu đồng/tháng; tập thể hình 4,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, do tính chất của công việc làm thêm, T. còn phải chi khoảng 4 triệu đồng/tháng cho việc mua quần áo, mỹ phẩm và trang điểm.

Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản - Ảnh 2.

Các khoản chi hàng tháng theo như những thông tin T. chia sẻ

Cuối video, T. còn cho biết: "Đây là mình đang tiết kiệm lắm vì mình cũng đang theo đuổi lối sống tối giản".

Có thể thấy ngân sách chi tiêu hàng tháng của T. thậm chí còn cao hơn lương của nhiều nhân viên văn phòng, và tương đương với mức chi tiêu của một hộ gia đình 3-4 người. Đây là một trong những lý do khiến chia sẻ của cô nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Không ít người cảm thấy nể phục vì khả năng kiếm tiền của T., bản thân cô cũng chia sẻ trong một video khác rằng "thu nhập hàng tháng của mình là 8 chữ số", nhờ làm sáng tạo nội dung, nhận booking quảng cáo và liên kết tiếp thị trên TikTok. Một số khác lại cho rằng T. là kiểu sinh viên "sinh ra từ vạch đích".

Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản - Ảnh 3.
Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản - Ảnh 4.
Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản - Ảnh 5.

Bên cạnh những tranh luận về mức chi tiêu của nữ sinh năm 2 Đại học này, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về lối sống tối giản, vì con số 25 triệu/tháng có vẻ không được "tối giản" cho lắm.

Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản - Ảnh 6.
Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản - Ảnh 7.
Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản - Ảnh 8.

Hiểu sao cho đúng về khái niệm sống tối giản?

Không ít người thường mặc định sống tối giản nghĩa là hạn chế mua sắm, hạn chế tiêu tiền và nếu bạn tiêu quá nhiều tiền trong một tháng, điều đó có nghĩa là bạn đang chưa sống tối giản. Tuy nhiên, cách hiểu này lại có phần không đúng, vì việc một người chi tiêu bao nhiêu hàng tháng hoàn toàn không đủ cơ sở để phản ánh họ có đang sống tối giản hay không.

Nếu bạn chưa biết: Minimalism (chủ nghĩa tối giản) là một phong trào nghệ thuật ở New York (Mỹ) được phát triển vào những năm đầu thập niên 1960. Ban đầu, hình thức này chỉ được phát triển trong 2 lĩnh vực chính là điện ảnh và âm nhạc. Dần dần, nó đã trở nên phổ biến như một triết lý và một cách sống tại nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Thụy Điển,...

Sasaki Fumio - tác giả của cuốn sách Lối sống tối giản của người Nhật từng nói: "Sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng hơn, việc dọn dẹp dễ dàng hơn… Nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta".

Cư dân mạng cãi nhau kịch liệt với câu chuyện mỗi tháng tiêu hết 25 triệu để sống tối giản - Ảnh 9.

Ảnh minh họa

Lối sống tối giản có thể được áp dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, bên cạnh việc tối giản đồ đạc:

- Tối giản thông tin: Chọn lọc những thông tin hữu ích và tích cực để theo dõi.

- Tối giản mối quan hệ: Tập trung thời gian cho những mối quan hệ thân thiết "chất lượng hơn số lượng".

- Tối giản giải trí: Chọn lọc những chương trình bên cạnh việc giải trí còn đem lại giá trị nhân văn, giá trị kiến thức…

- Tối giản chi tiêu: Không mua sắm những món đồ vô thưởng vô phạt, chi tiêu có kế hoạch rõ ràng.

Chia sẻ về việc áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu, Perepyolkina - Tác giả của cuốn sách Gypsy Energy Secrets (Tạm dịch: Bí mật năng lượng của người Gypsy) cho biết: "Tôi nhanh chóng nhận ra mình đã tiết kiệm được nhiều tiền khi không còn mua những thứ chẳng cần thiết. Số tiền tiết kiệm thêm, tôi đã dành cho chuyến đi đến Hawaii. Vậy là tôi đã tạo ra những kỷ niệm tươi đẹp chứ không phải là sự lộn xộn trong nhà vì mua nhiều đồ".

Perepyolkina chỉ là một trong những ví dụ cho thấy triết lý tối giản có thể giải phóng chúng ta khỏi sự bừa bộn trong nhà và chi phí tốn kém của thói quen mua sắm liên tục. Lối sống tối giản thực sự được các chuyên gia tài chính và phong cách sống ca ngợi.

Andrew Latham, một nhà quản lý tài chính của SuperMoney.com nói rằng: "Có hai con đường dẫn bạn đến tự do tài chính. Một là bạn phải kiếm đủ tiền để có thể mua tất cả những gì mình muốn. Hai là bạn chi tiêu ít đi và tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Quần áo là một ví dụ điển hình. Trung bình chúng ta chỉ mặc 20% số quần áo có ở tủ trong 80% thời gian. Theo dữ liệu của Cục thống kê lao động Mỹ, một hộ gia đình trung bình chi tiêu 1.800 USD mỗi năm cho quần áo. Giảm kích thước tủ quần áo xuống còn 20% so với kích thước ban đầu, bạn sẽ tiết kiệm được 1.400 USD/năm. Mang số tiền đó đi đầu tư, giả sử tỉ suất sinh lợi là 10%/năm, bạn sẽ có hơn 92.000 USD sau 20 năm.

Một tủ quần áo nhỏ hơn cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian giặt giũ, mua sắm và cả công sức quyết định xem nên mặc gì".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày