Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, được biết đến với vai trò lọc máu nhưng thật ra chức năng của thận còn nhiều hơn thế. Theo các chuyên gia, có đến 80% chất độc trong cơ thể được chuyển hóa qua thận, thận sẽ lọc hết các chất thải, giữ lại protein và các tế bào máu.
Ngoài ra, thận còn giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu, kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu.
Muốn giữ cho thận được khỏe mạnh, cách tốt nhất đó là luôn lắng nghe những dấu hiệu lạ của cơ quan này và kịp thời thăm khám. Mới đây, các chuyên gia sức khỏe đã chia sẻ trên trang Sohu về 4 dấu hiệu "bốc mùi" của cơ thể cho thấy thận của bạn đang bị tổn thương.
Nhiều người nghĩ rằng mùi hôi chân xuất hiện là do vận động nhiều, họ đã tìm mua những loại thuốc để điều trị chứng hôi chân. Thực tế, chân xuất hiện mùi hôi là vì thận bài tiết không tốt khiến lòng bàn chân tiết ra nhiều mồ hôi hơn.
Khi thận bị rối loạn chức năng, độc tố càng tích tụ nhiều trong cơ thể. Chính vì vậy chân càng "bốc mùi" càng thể hiện mức độ nghiêm trọng ở sức khỏe thận.
Mỗi lần đi tiểu, bạn có thể tự quan sát nước tiểu của mình. Nếu là người có sức khỏe tốt, nước tiểu có màu vàng nhạt, mùi rất nhẹ. Nhưng nếu như màu nước tiểu đậm, mùi nặng thì hãy cẩn thận vì thận yếu thường biểu hiện rất rõ qua nước tiểu.
Thêm vào đó, bạn cũng nên chú ý một số thay đổi này ở nước tiểu:
- Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Đi tiểu 4-10 lần/ ngày là bình thường.
- Nhìn thấy máu trong nước tiểu.
- Nước tiểu có bọt.
Thông thường, chúng ta chỉ có thể ngửi thấy mùi hôi nách sau quá trình hoạt động mạnh và khu vực này tiết ra nhiều mồ hôi. Thế nhưng ngay cả khi không đổ mồ hôi mà vẫn có mùi thì điều đó chứng tỏ thận của bạn đã bị tổn thương.
Vì sao nách và thận lại liên quan đến nhau? Lý do là thận thường đào thải chất độc qua đường nước tiểu, nhưng khi thận không thể đào thải kịp thời các độc tố thì chúng sẽ tự "rò rỉ" qua đường lỗ chân lông và nách chính là bộ phận sẽ thoát mồ hôi nhất.
Khi độc tố bị tích tụ nhiều trong máu, nó sẽ thay đổi hương vị món ăn và khiến cho miệng bạn có mùi hôi như có mùi kim loại. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu. Hơn nữa, bạn có thể không muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng. Đương nhiên, vẫn có thể xảy ra những lý do khác khiến bạn bị hôi miệng vì vậy bạn nên đi khám sức khỏe để có câu trả lời.
Ngoài ra, 6 dấu hiệu dưới đây cũng chứng tỏ bạn đã mắc bệnh thận mà không hề hay biết:
- Khó ngủ: Khi độc tố trong người không được thận thải ra ngoài, chúng sẽ tồn tại trong máu và khiến cho bạn cảm thấy khó ngủ.
- Mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu.
- Có làn da khô và ngứa: Da ngứa và khô báo hiệu việc cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng đã gặp vấn đề dẫn đến bệnh xương và thận.
- Sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay: Thận hoạt động kém sẽ không thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thế. Việc này dẫn đến hiện tượng tích natri gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay của bạn.
- Bị đau lưng : Suy thận có thể dẫn đến đau lưng thường là phần lưng ngay dưới xương sườn. Ngoài ra bạn có thể bị đau phía trước háng hoặc vùng hông. Đau lưng và chân có thể do u nang thận.
- Có bọng mắt: Nếu bạn nghỉ ngơi đầy đủ nhưng nước tiểu vẫn có protein và bọng mắt vẫn xuất hiện thì nên khi khám vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận.
Theo Sohu