Có loại rau giá đắt hơn thịt, hầm với thịt gà vừa ngon vừa bổ nhưng nhiều người chưa từng ăn

BẢO NAM, Theo Phụ nữ mới 19:12 21/09/2023
Chia sẻ

Theo Y học cổ truyền, loại rau này có tác dụng bổ thận, mát gan, lợi mật, lọc máu..., có thể dùng tươi, khô, làm trà, nấu cháo...

Loại rau cao cấp thường dùng bồi bổ sức khỏe, tốt cho gan, mật, thận

Atiso hầm thịt gà là món ăn không chỉ thơm ngọt, mà còn cực kỳ bổ dưỡng. Tuy nhiên, món ăn này chưa được các gia đình sử dụng rộng rãi do atiso không thực sự phổ biến, hơn nữa giá bán atiso khá cao. Trên thị trường, bông atiso tươi đang được rao bán với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 120.000-200.000 đồng/kg tuỳ loại. Atiso khô có giá khoảng 300.000 đồng/kg.

Có loại rau giá đắt hơn thịt, hầm với thịt gà vừa ngon vừa bổ nhưng nhiều người chưa từng ăn - Ảnh 1.

Trên thị trường, bông atiso tươi đang được rao bán với nhiều mức giá khác nhau

Atiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, ở Việt Nam thường được trồng nhiều ở Đà Lạt và một số nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ…

Bông atiso là loại rau cao cấp thường dùng nấu canh thịt, hầm xương hoặc luộc, ăn cả cái và nước. Ngoài ra, nó còn được sử dụng dưới nhiều dạng như dùng tươi, khô, làm trà, nấu cao và có trong nhiều bài thuốc đông y.

Theo Y học cổ truyền, atiso có vị ngọt hơi đắng, tính mát. Tác dụng bổ thận, mát gan, lợi mật, lọc máu, lợi tiểu, trị thủy thũng, đái tháo đường...

Atiso chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Dưới đây là danh sách các chất lượng dinh dưỡng của atiso:

- Chất xơ: Atiso có hàm lượng chất xơ đặc biệt cao, giúp chúng trở nên tuyệt vời trong việc tăng cường sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

- Vitamin: Chúng là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin K, vitamin B6 và folate tốt, hỗ trợ các chức năng cơ thể bao gồm sức khỏe miễn dịch, sức khỏe xương và phân chia tế bào.

Có loại rau giá đắt hơn thịt, hầm với thịt gà vừa ngon vừa bổ nhưng nhiều người chưa từng ăn - Ảnh 2.

Atiso chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

- Khoáng chất: Atiso cũng là nguồn cung cấp kali, magie và phốt pho tuyệt vời. Những khoáng chất này rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch, chức năng cơ và sức mạnh của xương.

- Chất chống oxy hóa: Loại rau này rất giàu chất chống oxy hóa như quercetin, rutin và anthocyanin, giúp chống lại stress oxy hóa, viêm trong cơ thể.

Atiso tốt cho cơ thể như thế nào?

1. Sức khỏe tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao của atiso hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

2. Sức khỏe tim mạch: Kali trong atiso có thể giúp bạn điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong atiso chống lại stress oxy hóa.

3. Hỗ trợ sức khỏe gan: Atiso chứa các hợp chất hỗ trợ chức năng gan bằng cách thúc đẩy sản xuất mật, hỗ trợ giải độc và cải thiện sức khỏe gan tổng thể.

4. Quản lý cholesterol: Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá atiso có thể giúp giảm mức cholesterol xấu, góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.

Có loại rau giá đắt hơn thịt, hầm với thịt gà vừa ngon vừa bổ nhưng nhiều người chưa từng ăn - Ảnh 3.

Loại rau này rất giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại stress oxy hóa, viêm trong cơ thể.

5. Kiểm soát cân nặng: Hàm lượng chất xơ cao trong atiso thúc đẩy cảm giác no, giảm lượng calo tổng thể và hỗ trợ nỗ lực giảm cân hoặc duy trì cân nặng.

6. Đảm bảo sức khỏe xương: Vitamin K và magiê trong atiso đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương bằng cách tăng cường mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương.

7. Kiểm soát lượng đường trong máu: Atiso có chỉ số đường huyết thấp, khiến chúng trở thành lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người muốn kiểm soát lượng đường trong máu.

8. Sức khỏe đường ruột: Chất xơ trong atiso đóng vai trò là prebiotic, nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi và thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

Cách bổ sung hoa atiso vào chế độ ăn uống

Bạn không cần phải là một đầu bếp sành ăn mới có thể tận hưởng được những lợi ích sức khỏe của atiso. Chúng rất dễ nấu và cũng rất dễ ăn. Dưới đây là một số cách dùng atiso:

- Hấp hoặc luộc: Atisô hấp hoặc luộc có vị giòn thơm ngon khi kết hợp với nước chấm tùy thích.

- Nướng: Bạn cũng có thể nướng atiso cho đến khi chúng hơi cháy để có hương vị khói thơm ngon. Phết một ít bơ lên cả hai mặt để tạo thêm vị mặn cho món atiso nướng của bạn.

- Salad: Bạn cũng có thể thêm atiso vào món salad của mình để có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.

- Hầm xương hoặc thịt gà: Đem lại món súp ngọt lừng, thơm nồng, có lợi cho những người đang muốn bồi bổ sức khỏe.

- Pha trà từ atiso phơi khô.

Lưu ý khi sử dụng atiso

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội): Dù atiso đem lại nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Liên tục sử dụng quá 2 lít trà atiso mỗi ngày sẽ gây ra những tác động không tốt với cơ thể. Bao gồm: gây suy thận và ảnh hưởng xấu đến gan, gây chướng bụng, khó tiêu...

Có loại rau giá đắt hơn thịt, hầm với thịt gà vừa ngon vừa bổ nhưng nhiều người chưa từng ăn - Ảnh 4.

Dù atiso đem lại nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không nên lạm dụng.

Theo khuyến cáo, liều dùng atiso phù hợp ở người trưởng thành khoảng từ 10-20g dược liệu tươi sắc với nước và khoảng từ 5-10g dược liệu khô. Đối với atiso bào chế dạng túi trà nên sử từ 2-3 túi mỗi ngày.

Atiso tính hàn, ăn vào rất mát nhưng không nên sử dụng nhiều cho người tỳ vị hư hàn hoặc đang bị tiêu chảy.

Khi dùng atiso phải rửa sạch bằng nước nhiều lần. Vì trong bông, lá có nhiều lông nhung dễ bám bụi cát, cũng như thuốc bảo vệ thực vật.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày