Có gì hay sau những cảnh quay Squid Game: Cực hạn chế dùng CGI, xây dựng toàn đạo cụ hoành tráng để phim được chân thật nhất

DG, Theo Pháp luật & bạn đọc 15:27 16/10/2021

Để mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho cả dàn diễn viên lẫn khán giả, đội ngũ sản xuất Squid Game đã tích cực xây dựng thật nhiều bối cảnh, đạo cụ thực tiễn và chỉ áp dụng kỹ xảo máy tính khi cần thiết.

Squid Game là 1 trong những bộ phim ăn khách nhất của Netflix ở thời điểm hiện tại. Tính đến ngày 4/10 vừa qua, series này đã đạt Top 1 tại ít nhất 90 quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Mới đây, Netflix cũng đã xác nhận Squid Game chính thức vượt qua Bridgerton để trở thành series truyền hình nổi tiếng nhất, có màn ra mắt ấn tượng nhất trên nền tảng này, với 111 triệu người xem chỉ sau 25 ngày phát sóng.

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành tích “khủng” như hiện nay của Squid Game chính là những tựa game sinh tồn đầy bất ngờ và kịch tính đến những giây phút cuối cùng. Những tựa game này được xây dựng dựa trên các trò chơi dân gian tại Hàn Quốc với luật chơi vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, đặt vào hoàn cảnh sinh - tử, khi những người thua cuộc sẽ phải trả giá bằng cả mạng sống của mình, những trò chơi đó bỗng lại trở nên căng thẳng và đáng sợ hơn bao giờ hết.

Có gì hay sau những cảnh quay Squid Game: Cực hạn chế dùng CGI, xây dựng toàn đạo cụ hoành tráng để phim được chân thật nhất - Ảnh 1.

Dĩ nhiên, trong quá trình ghi hình, những phân cảnh nguy hiểm đều được thực hiện với trang bị và dụng cụ bảo hộ, kết hợp với công nghệ CGI để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dàn diễn viên tham gia. Tuy nhiên, rất nhiều đạo cụ, đặc biệt là không gian tổ chức trò chơi, đều được đội ngũ hậu cần tỉ mỉ thiết kế và xây dựng trong thực tế, thay vì sử dụng công nghệ máy tính.

Có gì hay sau những cảnh quay Squid Game: Cực hạn chế dùng CGI, xây dựng toàn đạo cụ hoành tráng để phim được chân thật nhất - Ảnh 2.

Trên thực tế, khi bắt đầu thực hiện Squid Game, đạo diễn Hwang Dong-hyuk luôn hạn chế sử dụng CGI để có thể mang lại cảm giác chân thật nhất cho cả khán giả lẫn những diễn viên đang trực tiếp ghi hình. Vì vậy, đa số những bối cảnh bạn nhìn thấy trên màn ảnh, từ hệ thống cầu thang sặc sỡ, “rối não”, cho đến con búp bê khổng lồ trong trò chơi “đèn đỏ, đèn xanh”, hay khu phố giả trong trò bắn bi, đều là những đạo cụ thực tế chứ không phải sản phẩm của kỹ xảo.

Có gì hay sau những cảnh quay Squid Game: Cực hạn chế dùng CGI, xây dựng toàn đạo cụ hoành tráng để phim được chân thật nhất - Ảnh 3.

Bối cảnh khu phố điển hình ở Hàn Quốc trong trò chơi thứ 4 được đội ngũ sản xuất Squid Game tự thiết kế và xây dựng thay vì sử dụng kỹ xảo

Vậy những đạo cụ, bối cảnh thực tế này được xây dựng như thế nào, có ý nghĩa ra sao trong việc truyền tải nội dung, thông điệp của Squid Game, mời bạn theo dõi đoạn video tổng hợp hậu trường dưới đây.

Có gì hay sau những cảnh quay của Squid Game: Cực hạn chế sử dụng CGI, "chơi lớn" với những đạo cụ hoành tráng để tạo ra cảm giác chân thật nhất cho cả người xem lẫn dàn diễn viên trong phim

Theo: TheThing

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày